Tuesday, July 09, 2024

Platform Governance and Regulation Platforms for AI Governance Objects--Collective Meaning Making, the AI "Other", and Regulatory Commodification

Pix Credit here

Groovin' slow and easy, just takin' our time
We ain't goin' nowhere, for baby I don't mind
So put your arms around mewe're gonna take a journey down to rhythm and blues
Ridin' on a soul train, yeah baby just-a me and you (lyrics Soultrain, here)


This post considers, quite briefly, reflections on several points that may weigh significantly on the way in which one approaches the inevitable and now unstoppable trend toward AI regulation production, and its convergence among the political collective of States and their international instrumentalities. It then offers the recent efforts of Vietnam to invest in a comprehensive regulation of tech and AI for consideration as an example.

1. The Rise of Regulation Platforms. Human collectives (collectives that are ideological and normative, as well as techno-bureaucratic, both of which are well marbled across the range of human collectives with power or influence over state, enterprise, civil, and academic organs and their systems) with regulatory power or influence tend to speak about platforms as regulatory spaces in and through which collectives consume and produce regulation. It might be as useful to speak to platforms in which States are themselves both the producers and consumers of regulatory forms--that is as spaces in which regulation is itself produced and consumed and within which (the borders of the platform, the normative premises, objectives and expectations of such production and consumption guide the activity of regulatory production and are themselves produced.

Pix credit here
The regulation platform operates as a mimetic evolution of treaties and other products of multilateral orders in the international sphere of the State system as currently (formally) constituted. The mimetic element clusters around the identity of platform users and consumers (mostly states) and the imperative of convergence ordering memorialized (in the case of the State system) in treaties and other instruments. But this iterative mimesis is not aligned with what it mimics. Regulation platforms serve as an interactive space in which the platform itself (as its normative framework--or phenomenologically speaking, as the manifestation of the regulatory lebenswelt) is an element of the inter-subjective dialectics between norms, its expression as rule, and the adoption, contestation, revision, and acceptance. Regulatory platforms are virtual extensions of the physical space manifested in the thickening ecologies of international organizations and their formal and informal disciplinary manifestations where the object itself is the constitution of the platform as the expression of consensus within which it is possible to produce a collectively acceptable range of variations on expected forms of regulation, and within which the boundaries of expected forms of interpretation are also produced. This structuring reflects a threefold impulse (which itself mimics the semiotic "object," "signification," "common meaning" dialectical triad; the first, second and third-ness of self-aware systems building): (1) convergence (around a set of ordering central premises);  (2) compatibility (among contextually specific regulatory application of those central concepts so that inter-penetration is possible and the iterative dialectics of the regulatory platform can more effectively operate); and (3) inductive self-referencing but not closed sysemicity (the platform is a self-referencing system that builds on itself through iterative mimesis by reference to itself; and at the same time is structurally coupled with consumers and producers that can communicate with and "irritate" the system.

The process of the platforming of regulation as a product for insertion into applied platforms projecting or inserting that regulation as the rules for production and oversight platforms themselves is particularly evident in the context of big data tech, descriptive and predictive analytics and the generative or autonomous machine systems being designed to manage or run or build them (discussed here).  Again, that production is iterative (eg it changes with each production of regulatory objects) and each iteration tests and changes the exact framing of the normative premises within which iterative"dialog" (eg through processes of consultation both among regulatory producers and the major forces of consumers of regulation--in the case of AI enterprises, civil society, and techno-bureaucracies (public, private, academic)). Deleuze and Guattari's extended metaphor of arborescence perhaps captures the  essential element of regulatory production and the shape of its platform and its significance (Satyricon, or Tragedy at Play--Artificial Intelligence and the New World Order: Leopold Aschenbrenner, "Situational Awareness"). One does not speak here of a rhyzomatic experience among equals but a managed system of produciton and conception around a central set of coordinating bodies in the business of producing content for regulatory consumption (eg ISO/IEC 23053:2022; here; WTO TBT Agreement; UN Resolution and here). The Regulation Platform creates and consumes key discursive tropes: “safe, secure and trustworthy;” "people-centered;" "benefit sustainable development;" "digital divide;" "fair, inclusive, responsible and effective data governance;" These are used to develop guard rails (eg here) and group discipline through controlled systems of assessment that reainforce normative collective solidarity to the values encased in these discursive tropes.

Pic credit here
2. The Products of the Regulation Platform as Consumable Objects. Regulation platforms build solidarity among States. Regulation Platforms build and seek to preserve hierarchies among categorical values that drive system building among humans acting collectively--political, economic, social, and cultural systems. Identity always drives human collectivity; its rationalization makes identification easier by reference to any behavior, belief, or physical characteristic that is elevated to serve as the border of the collectives. For States those borderlands has been physical; they are now virtual. Regulatory hegemony becomes important in that context, and hegemony for the purpose of preserving the solidity and position of States within complex clusters of human collectives may be served virtually through regulation platforms that serve as a united front.  The great instrument of that solidarity and its offensive capacities, are the regulatory "objects" that the Regulation Platform produces and them projects into operational (sub?)platforms--economic, religious, social, civil systems. Their power is enhanced precisely because the objects are mass produced within the Regulation Platform through their variation mimics the controlled variation of mass produced consumer goods (where color and marginal characteristics may vary, and the appearance of choice is given the consumer, though the core of the object exists beyond choice). 

In the context of big data tech, descriptive and predictive analytics and the generative or autonomous machine systems being designed to manage or run or build them, regulatory "product", mass produced, appears to serve the contextual needs of a given collective. It then thinks about the objects that are produced and consumed within regulation platforms both as an expression of regulatory solidarity within the group of State collectives and as a consumable among those to which it is directed. It both creates borders (national legal expression in context) and pathways (the corridors through which well directed AI development and products can be negotiated and value captured). The Vietnamese experience provides an excellent illustration of AI regulaiton as border making (resolidifying the State) and as pathways (creating productivity corridors well managed and guarded as expressed through public policy objectives). 

 Nonetheless, its outer differences (borders and pathways) leaves untouched the fundamental connections among the variations in terms of core premises, operating limits, and use. One might experience Marxist.-Leninist, European, and U.S. AI regulatory systems differently at the margins; each, however, is meant to be consumed in the way way and toward the same ends. Nonetheless, the value of performing reception of regulatory objects is an essential element in the internal logic of political collectives; and indeed is a fundamental performative requisite of the operation of its external logic expressed as variations in the understanding of the "state system" after 1945 ( a traditional self-referencing system within an ecology of systemic irritants). AI Regulation nicely illustrates this phenomenon. AI Regulations appear to provide a wide variation in terms and approaches to suit the local context--but all of that local flavor serves to enhance the converging effect on the core function of the object within political and social space.

Pix credit here
3. The value of regulatory objects are contextual and coordinated. Regulatory objects have no value in themselves; but value internal to the Governance Platform (States) and external to it can be constructed within the contexts in which it is to be deployed. As briefly suggested above, their internal value is significant. Through these Regulation platforms the internal coherence of political collectives are strengthened, and solidarity among regulation producing collectives is advanced. Their projection outward also adds internal value for regulatory producers by enhancing their position as against other producers of objects of value to human collectives. Their external value is also significant but can vary widely.  On the one hand, the value may be gauged as a function of the compatibility of the regulatory object to the expectations and norms of those principally affected. The greater the incompatibility the more the regulatory object will be received as a traditional inter-systemic irritant and contained, absorbed, or interpreted in ways that produce the least negative impact. The performance of this reception in the physical world is sometimes formal and internal to the State itself--sustained projects of litigation and engagement with the organs of techno-bureaucracy through which it is to be applied. But it can also be expressed in other ways--one is through detachment. Here formal reception is achieved even as an informal sector is constituted beyond the ability (or sometimes the intent) of the State to actually regulate; the informal economy, though, appears as a threat (formally at least) to the solidarity of the community of States and its collective organs (see eg here).  The balancing between the two reflects both the extent of State power and the intent of State projection of the regulatory object in the first place (as inter-State signalling, as window dressing, as an expression of the limited real authority left to the State, etc.). 

It is here that writings, like Leopold Aschenbrenner's "Situational Awareness" becomes useful as a primary source of sorts. Not necessarily for its suggestions, more so for its predictions, but especially for its underlying implications that within the platform of AI production itself, regulatory objects might at best be understood as a sort of waivable cost of production, and otherwise be understood to shape the place and time where and when AI develops. Nevertheless, its value in actually shaping to some significant effect the direction and character of that development, much less AI's use (here it may prevail for a little while at the lowest levels of consumer markets and in ways that signal performative concern for what the masses in collectives have been taught to identify with value) may be less than one might hope given the nature and theory of regulation. And, indeed, what the regulatory objects of Regulation Platforms may best illustrate is the way in which traditional forms of regulation, administered by traditional organs of State and private power, overseen by carbon-based lifeforms through analog operations, may become less relevant to anything that resembles objects and processes in need of collective normative discipline. The problem will only be compounded when that object of development becomes not just self-aware but autonomous (even if that autonomy is grounded in part on its consumption of the detritus of the collective human experience, the offal of which constitute data); (see my take. "The Soulful Machine, the Virtual Person, and the "Human" Condition").

(Doin' the AI "Hustle"; Pix credit here)


It is in this light that it becomes more useful to consider, and to absorb the value of, efforts to broaden the web of compatible regulatory bases being undertaken not just by primary or core States, but also by States that sit in other places along global systems of the production of objects and values. 

Vietnam provides a current example, with its own variation of AI regulatory object that draws heavily from the Regulation Platform, and to which it will contribute the final version of its regulatory object (as well as the data around the "journey" towards its adoption in terms of interactions with other actors both within and outside the State). "On July 2, 2024, the Ministry of Information and Communications (MIC) requested public comments on the draft Law on Digital Technology Industry." (here). The government invited public feedback through the end of August 2024 (useful summary here).

The Vietnamese variation on regulation might be usefully compared t other products of the Regulation Platform (EU approach (2021 here) and that of the US (here)). It is particularly interesting because it does not come form the heavily populated liberal democratic community within this Regulation Platform, but rather from its Marxist-Leninist side. Comparison with the apex Marxist-Leninist Chinese model bears study. And indeed, the relationship between primary State producers and primary State consumers of regulation forms in AI Regulation Platforms becomes an interesting object of study in this context.

In the Prime Minister’s Decision No. 127/QD-TTg dated January 26, 2021 promulgating the national strategy on research, development and application of AI by 2030, the building of a legal system and corridor related to AI is one of the highlights.

Deputy Minister of Science and Technology Nguyen Hoang Giang affirmed that Vietnam cannot stay out of the game, but must ensure two factors. On the one hand, the country needs to build an open environment meeting practical needs in research and development and socio-economic development. But on the other hand, due to the downside of AI, it must be developed responsibly, in accordance with Vietnamese practice and culture. (here)

As in other States, AI regulation must be embedded within an already complicated barnyard of regulatory objects:

Vietnam already has comprehensive legislation in place to address nearly all of these significant aspects of data regulations, which are covered by the PDPD, the Law on Cybersecurity, the Law on Network Information Security, the Law on Consumer Protection, the Law on E-Transactions, Decree No. 59/2022/ND-CP on electronic identification and authentication, and other legislative documents. Drafting a Law on Data that aligns with these current data regulations, including sector-specific regulations, presents a formidable task that demands meticulous attention to prevent duplication, overlap, inconsistency, and the imposition of additional burdens. (here)

But that variation does not diminish the core solidarity encased in such objects (see summary here). Its compatibility has yet to be tested; and like most of these regulatory objects, much of the shape of the application of its provisions will be a function of regulatory and frameworks for discretionary decision making ny techno-officials in the various State organs to which these tasks will be delegated.  More interesting still will be the way in which AI, including its prohibited uses, will have to be utilized in order to enable the State to manage compliance with its own AI law. That, of course, crosses the regulatory frontier into irony.

The REPORT Digital Technology Industry Law Project To: Government [TỜ TRÌNH Dự án Luật Công nghiệp công nghệ số Kính gửi: Chính phủ] and the Draft  LAW OF THE DIGITAL TECHNOLOGY INDUSTRY Pursuant to the Constitution of the Socialist Republic of Vietnam; The National Assembly promulgates the Law on Digital Technology Industry [LUẬT CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ SỐ Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Quốc hội ban hành Luật Công nghiệp công nghệ số] follows in the original Vietnamese.

 BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số:          /TTr-BTTTT    Hà Nội, ngày      tháng     năm 2024


        TỜ TRÌNH
Dự án Luật Công nghiệp công nghệ số
Kính gửi: Chính phủ
Thực hiện quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Nghị quyết số 129/2024/QH15 ngày 08/6/2024 của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 và Quyết định số 568/QĐ-TTg ngày 26/6/2024 của Thủ tướng Chính phủ phân công cơ quan chủ trì soạn thảo, thời hạn trình các dự án luật được điều chỉnh trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 và các dự án luật thuộc Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, địa phương và các cơ quan, tổ chức có liên quan tiến hành xây dựng dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Bộ Thông tin và Truyền thông kính báo cáo Chính phủ về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số như sau:
I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ SỐ
1. Cơ sở chính trị, pháp lý
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã luôn quan tâm đến việc hoàn thiện, xây dựng thể chế để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp CNTT, công nghiệp công nghệ số trong nước. Các văn kiện, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước gần đây tiếp tục đề ra nhiều chủ trương, định hướng quan trọng cho việc hoàn thiện thể chế về công nghiệp công nghệ số. Cụ thể như sau:
(i) Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 xác định:
- Ưu tiên xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật chuyên ngành về phát triển công nghiệp quốc gia và các lĩnh vực công nghiệp đặc thù như công nghiệp công nghệ số, công nghiệp quốc phòng, an ninh, năng lượng... Rà soát, hoàn thiện luật chuyên ngành về..., bưu chính, công nghệ thông tin, viễn thông và các luật có liên quan.
- Ưu tiên nguồn lực và có cơ chế, chính sách khuyến khích đủ mạnh để phát triển những lĩnh vực ưu tiên của các ngành công nghiệp nền tảng: …; công nghệ số (ưu tiên phát triển trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, chuỗi khối, điện toán đám mây, internet kết nối vạn vật, thiết bị điện tử - viễn thông, thiết kế và sản xuất chíp bán dẫn).
- Chuyển dịch nhanh từ gia công, lắp ráp sang nghiên cứu, thiết kế và sản xuất tại Việt Nam; tăng cường chính sách đặt hàng, giao nhiệm vụ sản xuất, chính sách mua sắm công theo hướng ưu tiên sử dụng hàng hóa trong nước, nâng cao giá trị gia tăng và tỷ lệ nội địa hóa.
- Xây dựng khung pháp luật cho phát triển kinh tế số, xã hội số, chính phủ số; ban hành cơ chế thử nghiệm có kiểm soát, các chính sách thí điểm, đặc thù cho các hoạt động phát triển, thử nghiệm và áp dụng các sản phẩm, giải pháp, dịch vụ, mô hình kinh doanh dựa trên công nghệ số và nền tảng số.
Kế hoạch số 13-KH/TW của Bộ Chính trị thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã xác định một trong các nhiệm vụ trọng tâm là: “Đẩy nhanh việc thể chế hoá, cụ thể hoá các chủ trương, đường lối của Đảng về công nghiệp hoá, hiện đại hoá; tập trung hoàn thiện hệ thống pháp luật chuyên ngành về phát triển công nghiệp quốc gia và các lĩnh vực công nghiệp đặc thù như công nghiệp công nghệ số,…”.
(ii) Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 tại Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đưa ra phương hướng, nhiệm vụ giải pháp:
- Công nghệ số sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số, làm thay đổi phương thức quản lý nhà nước, mô hình sản xuất kinh doanh, tiêu dùng và đời sống văn hóa, xã hội; Đẩy nhanh chuyển đổi số đối với một số ngành, lĩnh vực đã có điều kiện, đặc biệt là khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa, ứng dụng và phát triển công nghệ mới, ưu tiên công nghệ số, kết nối 4G và sau 5G, trí tuệ nhân tạo, chuỗi khối (blockchain), in 3D, internet kết nối vạn vật, an ninh mạng, năng lượng sạch, công nghệ môi trường để chuyển đổi, nâng cao năng suất, hiệu quả của nền kinh tế.
- Ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghệ mới, công nghệ cao: công nghệ thông tin và truyền thông, công nghiệp điện tử - viễn thông, công nghiệp sản xuất rô bốt, ô tô, thiết bị tích hợp vận hành tự động, điều khiển từ xa, công nghiệp sản xuất phần mềm, sản phẩm số, công nghiệp an toàn thông tin; Đẩy mạnh cơ cấu lại các ngành dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, công nghệ số, phát triển các loại dịch vụ mới, ... viễn thông và công nghệ thông tin, ...
- Quan tâm đầu tư đúng mức nghiên cứu khoa học cơ bản; tập trung nghiên cứu, ứng dụng công nghệ lõi, công nghệ số; nâng cao tiềm lực và trình độ khoa học, công nghệ trong nước để có thể triển khai các hướng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ mới, tập trung phát triển công nghệ ưu tiên có khả năng ứng dụng cao, nhất là công nghệ số...
(iii) Tại khoản 3 mục III Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã xác định:
- Tập trung phát triển các ngành ưu tiên có mức độ sẵn sàng cao như: Công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử - viễn thông …; Ưu tiên nguồn lực cho triển khai một số chương trình nghiên cứu trọng điểm quốc gia về các công nghệ ưu tiên, trọng tâm là: Công nghệ thông tin và truyền thông,…
- Xây dựng cơ chế quản lý phù hợp với môi trường kinh doanh số, tạo thuận lợi cho đổi mới sáng tạo; sớm ban hành khung thể chế thử nghiệm có kiểm soát đối với các công nghệ, sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới hình thành từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, quy định rõ phạm vi không gian và thời gian thử nghiệm.
(iv) Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22/3/2018 của Bộ Chính trị (Khóa XII) về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 xác định quan điểm, giải pháp, nhiệm vụ:
- Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp điện tử là con đường chủ đạo; Đẩy nhanh tích hợp công nghệ thông tin và tự động hóa trong sản xuất công nghiệp nhằm tạo ra các quy trình sản xuất thông minh, mô hình nhà máy thông minh, phát triển sản xuất các sản phẩm, thiết bị thông minh.
- Giai đoạn đến năm 2030, tập trung ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp như: Công nghệ thông tin và viễn thông, công nghiệp điện tử ở trình độ tiên tiến của thế giới, đáp ứng được yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 nhằm tạo ra nền tảng công nghệ số cho các ngành công nghiệp khác; Giai đoạn 2030-2045, tập trung ưu tiên phát triển các thế hệ mới của ngành công nghiệp công nghệ thông tin và viễn thông.
- Phát triển mạnh mẽ tạo sự bứt phá về hạ tầng, ứng dụng công nghệ thông tin-truyền thông, nhất là hạ tầng kết nối số (4G, 5G) bảo đảm an toàn, đồng bộ đáp ứng yêu cầu Internet kết nối con người và kết nối vạn vật.
 (v) Nghị quyết số 31/2021/QH15 ngày 12/11/2021 của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025 xác định một trong các nhiệm vụ trọng tâm cơ cấu lại nền kinh tế là cơ cấu lại các ngành theo hướng hiện đại, phát triển kinh tế xanh, bền vững và phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế, trong đó có giải pháp “Đẩy mạnh cơ cấu lại các ngành dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, công nghệ số”.
(vi) Nghị quyết số 81/2023/QH15 ngày 09/01/2023 của Quốc hội về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định: Chú trọng phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, công nghiệp chế biến, chế tạo phục vụ nông nghiệp; xây dựng mới một số khu công nghệ thông tin tập trung quy mô lớn, hình thành vùng động lực công nghiệp công nghệ thông tin, thu hút đầu tư sản xuất các sản phẩm điện, điện tử, các sản phẩm Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo.
(vii) Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 20/5/2021 của Chính phủ (về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng), Nghị quyết số 99/NQ-CP ngày 30/8/2021 của Chính phủ (về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026 thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025), Nghị quyết số 54/NQ-CP ngày 12/4/2022 của Chính phủ Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025: Trong đó có giao Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số.
Theo đó, Luật Công nghiệp công nghệ số cần được nghiên cứu, xây dựng để kịp thời bổ sung, thể chế hóa đầy đủ chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước, góp phần tạo thuận lợi, khuyến khích đủ mạnh để phát triển ngành công nghiệp công nghệ số trở thành ngành công nghiệp nền tảng, góp phần đẩy mạnh công nghiệp, hiện đại hóa đất nước.
2. Cơ sở thực tiễn
2.1. Giải quyết tồn tại, bất cập trong thi hành quy định về công nghiệp công nghệ thông tin trong Luật Công nghệ thông tin; đề xuất chính sách đột phá nhằm thúc đẩy phát triển đồng thời hạn chế những rủi ro nếu có trong các hoạt động công nghiệp công nghệ số
Quy định pháp luật về công nghiệp CNTT được ban hành hơn 17 năm qua, tại thời điểm ngành CNTT mới bắt đầu phát triển tại Việt Nam. Những quy định này chưa điều chỉnh được những vấn đề phát sinh trong thực tiễn phát triển ngành công nghiệp CNTT, cụ thể:
- Chưa có khung pháp lý định hình khái niệm công nghệ số, công nghiệp công nghệ số. Công nghệ số đã cách mạng hóa hầu hết mọi khía cạnh trong cuộc sống, thay đổi cách chúng ta giao tiếp, làm việc, học tập, giải trí và truy cập thông tin. Công nghệ số giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đổi mới sáng tạo và toàn cầu hóa, đồng thời cũng phát sinh những thách thức như khoảng cách số, mối lo ngại về quyền riêng tư và các mối đe dọa an ninh mạng. Công nghệ số là sự phát triển tiếp theo của CNTT, có thể xem là CNTT cộng thêm 6 công nghệ mới của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (5G, IoT, AI, Big Data, Cloud, Blockchain). Đây là các công nghệ mới mang tính đột phá, tác nhân chính tạo ra cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, tạo ra Chuyển đổi số và kinh tế số, xuất hiện trong thời điểm mà Việt Nam đã độc lập, hoà bình, đã thoát nghèo, nên có điều kiện chủ động tham gia, tận dụng để bứt phá vươn lên.
- Dân số Việt Nam gần 100 triệu người, đứng thứ 15 thế giới, là thị trường lớn để nuôi dưỡng và phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành chưa quy định biện pháp đột phá để phát triển thị trường trong nước cho doanh nghiệp công nghệ số, đặc biệt là các doanh nghiệp công nghệ số vừa và nhỏ.
- Dữ liệu số là tư liệu sản xuất đầu vào của ngành công nghiệp công nghệ số, góp phần quan trọng trong việc hình thành và phát triển kinh tế số, xã hội số, chính phủ số... Tuy nhiên, còn khoảng trống các quy định pháp luật về phát triển dữ liệu số phục vụ hoạt động công nghiệp công nghệ số.
- Một lĩnh vực đặc thù đang có sự phát triển mạnh mẽ thời gian qua là vi mạch bán dẫn. Vi mạch bán dẫn là một sản phẩm phần cứng điện tử, thuộc ngành công nghiệp công nghệ số, là hạt nhân của các công nghệ số của tương lai như AI, 5G/6G, ứng dụng trong nhiều sản phẩm kỹ thuật số như điện thoại thông minh, ô tô. Nhu cầu về vi mạch bán dẫn dự kiến sẽ tăng gấp đôi trong một thập kỷ tới. Các quốc gia lớn trên thế giới và khu vực đều có chính sách riêng cho ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn, phù hợp với đặc thù và vị trí quốc gia đó trong chuỗi giá trị vi mạch toàn cầu. Do đó, Việt Nam cũng cần có quy định riêng để thúc đầy lĩnh vực quan trọng này.
2.2. Tạo hành lang pháp lý thúc đẩy phát triển công nghiệp công nghệ số thành một ngành kinh tế có đóng góp lớn cho kinh tế đất nước
Ngành công nghiệp công nghệ số nước ta là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh trong nền kinh tế, với tốc độ tăng trưởng doanh thu hàng năm gấp 2 lần tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước; tỷ lệ đóng góp vào GDP đạt từ 6-6,5%, doanh thu năm 2022 ước đạt 148 tỷ USD, tăng trưởng 8,7% so với năm 2021; là lĩnh vực có thế mạnh xuất khẩu, phù hợp với năng lực, đặc thù của Việt Nam.
2.3. Chuyển dịch các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam chủ yếu từ lắp ráp, gia công sang sáng tạo, thiết kế, tích hợp, sản xuất và làm chủ công nghệ lõi
Trong xu thế tất yếu của chuyển đổi số, việc tạo hành lang pháp lý để phát triển ngành công nghiệp công nghệ số, chuyển dịch từ lắp ráp, gia công sang thiết kế, sản xuất các sản phẩm công nghệ số, nền tảng số để phục vụ chuyển đổi số quốc gia, Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số là cần thiết nhằm bảo đảm chủ quyền số quốc gia.
2.4. Tạo thị trường cho công nghiệp công nghệ số và thúc đẩy phát triển sản phẩm công nghệ số thiết kế và sản xuất trong nước
Dân số Việt Nam gần 100 triệu người, đứng thứ 15 thế giới, là thị trường lớn để nuôi dưỡng và phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành chưa quy định biện pháp đột phá để phát triển thị trường trong nước cho doanh nghiệp công nghệ số, đặc biệt là các doanh nghiệp công nghệ số vừa và nhỏ. Để công nghiệp công nghệ số phát triển nhanh đi đôi với phát triển bền vững, cần có chính sách thúc đẩy doanh nghiệp phát triển các sản phẩm công nghệ số thiết kế và sản xuất trong nước. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành chưa có quy định xác định và chính sách thúc đẩy phát triển sản phẩm công nghệ số thiết kế và sản xuất trong nước.
Để thể chế hóa quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển công nghiệp công nghệ số; khắc phục những tồn tại, hạn chế cũng như tạo cơ sở pháp lý vững chắc để thực hiện các cơ chế chính sách vượt trội, đột phá; huy động mọi nguồn lực phát triển hiệu quả tiềm năng phát triển ngành công nghiệp công nghệ số Việt Nam góp phần đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số - xã hội số tại Việt Nam; phấn đấu đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia công nghiệp công nghệ số phát triển thì việc xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số là rất cần thiết.
II. MỤC ĐÍCH BAN HÀNH, QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG DỰ ÁN LUẬT
1. Mục đích ban hành văn bản
- Thúc đẩy phát triển công nghiệp công nghệ số trở thành ngành kinh tế đóng góp lớn vào kinh tế đất nước; Việt Nam trở thành môi trường thuận lợi nhất để nuôi dưỡng và phát triển doanh nghiệp công nghệ số.
- Phát triển ngành công nghiệp công nghệ số với trọng tâm là các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, chuyển dịch từ lắp ráp, gia công sang sáng tạo, thiết kế, sản xuất tại Việt Nam; góp phần xây dựng chính phủ số, động lực phát triển kinh tế số, xã hội số.
- Khẳng định giá trị pháp lý của công nghiệp công nghệ số; hình thành các quy định, chính sách để thúc đẩy phát triển công nghiệp công nghệ số. Thay thế các nội dung về công nghiệp CNTT và dịch vụ CNTT trong Luật Công nghệ thông tin bằng các nội dung của Luật Công nghiệp công nghệ số.
- Thúc đẩy thông minh hóa các ngành công nghiệp qua việc đưa công nghệ số thâm nhập, hội tụ vào các ngành, lĩnh vực thay đổi phương thức làm việc, mang lại các giá trị mới, tạo ra cuộc cách mạng về thông minh hoá.
2. Quan điểm xây dựng Luật
Một là, thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước về phát triển ngành công nghiệp công nghệ số; khắc phục các hạn chế, bất cập hiện nay; mặt khác cần quy định cụ thể, tạo hành lang pháp lý rõ ràng để thúc đấy phát triển ngành công nghiệp công nghệ số.
Hai là, Luật Công nghiệp công nghệ số sẽ được xây dựng trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các quy định còn phù hợp của Luật Công nghệ thông tin và các văn bản hướng dẫn thi hành về công nghiệp CNTT, đồng thời có sửa đổi, bổ sung các nội dung mới trên cơ sở tham khảo có chọn lọc pháp luật và kinh nghiệm quốc tế để vận dụng phù hợp với thực tiễn của Việt Nam nhằm đáp ứng các yêu cầu phát triển của công nghiệp 4.0 và kinh tế số nói riêng.
Ba là, Luật Công nghiệp công nghệ số không làm thay đổi về trách nhiệm quản lý nhà nước của các bộ, ngành trong các lĩnh vực. Sản phẩm, dịch vụ công nghệ số khi ứng dụng trong lĩnh vực thuộc bộ, ngành nào thì bộ, ngành đó chịu trách nhiệm quản lý đúng theo lĩnh vực đó.
III. PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH, ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG CỦA LUẬT
1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định về công nghiệp công nghệ số, bao gồm: hoạt động công nghiệp công nghệ số, sản phẩm, dịch vụ công nghệ số; bảo đảm, thúc đẩy phát triển công nghiệp công nghệ số; quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan đến công nghiệp công nghệ số. Luật này không quy định về hoạt động sản xuất, cung cấp sản phẩm, dịch vụ công nghệ số cho mục đích quốc phòng, an ninh, cơ yếu.
2. Đối tượng áp dụng
Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến công nghiệp công nghệ số.
IV. QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG DỰ ÁN LUẬT
Thực hiện nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 129/2024/QH15 ngày 08/6/2024 của Quốc hội và Quyết định số 568/QĐ-TTg ngày 26/6/2024 của Thủ tướng Chính phủ phân công cơ quan chủ trì soạn thảo, thời hạn trình các dự án luật được điều chỉnh trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 và các dự án luật thuộc Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện các công việc theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cụ thể như sau:
1. Thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập với sự tham gia của đại diện các Bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp, hiệp hội, chuyên gia, nhà khoa học.
2. Rà soát, tổ chức tổng kết, đánh giá việc thực hiện Luật Công nghệ thông tin về phát triển công nghiệp công nghệ thông tin và nghiên cứu, tham khảo pháp luật, chính sách về công nghệ số, công nghệ thông tin của một số quốc gia, vùng lãnh thổ.
3. Tổ chức các hoạt động phục vụ cho việc nghiên cứu xây dựng dự án Luật, tổ chức nhiều cuộc tọa đàm, hội thảo với các chuyên gia về các nội dung sửa đổi, bổ sung của dự án Luật; các hoạt động khảo sát trong và ngoài nước, …
4. Tổ chức lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để xây dựng, hoàn thiện dự án Luật: đăng tải hồ sơ dự án Luật trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ, Cổng thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông để lấy ý kiến rộng rãi của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; gửi lấy ý kiến bằng văn bản của các bộ, ngành, địa phương và cơ quan, tổ chức liên quan. Các ý kiến đóng góp ý đã được Ban soạn thảo nghiên cứu, tiếp thu để chỉnh lý, hoàn thiện dự án Luật.
5. Ngày …./…/2024, Hội đồng thẩm định đã tiến hành thẩm định dự án Luật và cơ quan chủ trì soạn thảo đã tiếp thu, giải trình ý kiến của Hội đồng thẩm định.
Trên cơ sở đó, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật và các tài liệu kèm theo để trình Chính phủ.
V. BỐ CỤC VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA DỰ THẢO LUẬT
1. Bố cục
Với phạm vi điều chỉnh như trên, bố cục của dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số gồm 06 chương, 90 điều. Cụ thể như sau:
Chương I. Những quy định chung (gồm 06 điều: từ Điều 1 đến Điều 6);
Chương II. Hoạt động công nghiệp công nghệ số và sản phẩm, dịch vụ công nghệ số (gồm 07 điều: từ Điều 7 đến Điều 13);
Chương III. Thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp công nghệ số (gồm 14 mục, 45 điều: từ Điều 14 đến Điều 58);
Chương IV. Thúc đẩy, phát triển sản phẩm, dịch vụ công nghệ số (gồm 05 mục, 27 điều: từ Điều 59 đến Điều 85);
Chương V. Quản lý nhà nước về công nghiệp công nghệ số (gồm 02 điều: Điều 86 và Điều 87);
Chương VI. Điều khoản thi hành (gồm 03 điều: từ Điều 88 đến Điều 90).
2. Nội dung cơ bản của dự thảo văn bản
2.1. Những quy định chung
Chương này quy định về phạm vi điều chinh; đối tượng áp dụng; giải thích từ ngữ; chính sách phát triển công nghiệp công nghệ số; bảo đảm an toàn, an ninh trong hoạt động công nghiệp công nghệ số; các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động công nghiệp công nghệ số. Trong đó:
- Phạm vi điều chỉnh của Luật là quy định về công nghiệp công nghệ số, bao gồm: hoạt động công nghiệp công nghệ số, sản phẩm, dịch vụ công nghệ số; bảo đảm, thúc đẩy phát triển công nghiệp công nghệ số; quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan đến công nghiệp công nghệ số. Luật này không quy định về hoạt động sản xuất, cung cấp sản phẩm, dịch vụ công nghệ số cho mục đích quốc phòng, an ninh, cơ yếu .
- Định nghĩa các từ, cụm từ được sử dụng trong Luật Công nghiệp công nghệ số nhằm đảm bảo cách hiểu thống nhất, chẳng hạn như: công nghệ số, công nghiệp công nghệ số, sản phẩm công nghệ số, ... Đây là nội dung rất quan trọng để xác định nội hàm, phạm vi của Luật Công nghiệp công nghệ số. Cụ thể, trong dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số dự kiến định nghĩa như sau:
“Công nghệ số bao gồm công nghệ thông tin và các công nghệ mới, nhưng không giới hạn bởi trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, điện toán đám mây, internet vạn vật, chuỗi khối, thực tại ảo/thực tại tăng cường để số hoá thế giới thực, thu thập, lưu trữ, truyền đưa, xử lý thông tin và dữ liệu số phục vụ chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo trong tất cả lĩnh vực”.
“Công nghiệp công nghệ số là công nghiệp nền tảng , là ngành kinh tế - kỹ thuật công nghệ cao tạo ra các sản phẩm và dịch vụ công nghệ số có giá trị gia tăng cao, tác động tới nhiều ngành, lĩnh vực”.
- Để đảm bảo ứng dụng và phát triển công nghệ số hiệu quả, an toàn, dự thảo Luật có quy định về việc bảo đảm an toàn, an ninh trong hoạt động công nghiệp công nghệ số và các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động công nghiệp công nghệ số.
2.2. Hoạt động công nghiệp công nghệ số
Chương này quy định về loại hình hoạt động công nghiệp công nghệ số; tài sản số; sản phẩm công nghệ số sản xuất trong nước; sản phẩm, dịch vụ công nghệ số trọng điểm; sản phẩm, dịch vụ công nghệ số trọng yếu. Trong đó:
- Về loại hình hoạt động công nghiệp công nghệ số: bao gồm hoạt động công nghiệp sản xuất sản phẩm công nghệ số và hoạt động cung cấp dịch vụ công nghệ số. Đây là quy định được xây dựng dựa trên loại hình tham khảo kinh nghiệm quốc tế (Phân loại công nghiệp tiêu chuẩn quốc tế 2008 của Liên Hợp quốc ; Tiêu chuẩn phân loại công nghiệp toàn cầu 2018 ) và kế thừa phân loại ngành công nghiệp CNTT và dịch vụ CNTT trong Luật Công nghệ thông tin năm 2006. Cách phân loại ngành công nghiệp công nghệ số như trên phù hợp với thực tiễn hiện nay là hướng đến điều chỉnh hành vi, hoạt động của ngành công nghiệp (sản xuất, dịch vụ) thay cho việc điều chỉnh các sản phẩm, dịch vụ cụ thể.
- Quy định về tài sản số: đây là nội dung mới trên cơ sở ý kiến góp ý của Bộ Tư pháp, Bộ TTTT đã đề xuất đưa ra khái niệm tài sản số với nội hàm là một loại sản phẩm công nghệ số và dự kiến giao một số bộ, ngành liên quan xây dựng hoặc xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành quy định quản lý liên quan đến tài sản số trong ngành, lĩnh vực của mình phụ trách.
- Quy định khái niệm sản phẩm công nghệ số sản xuất trong nước; sản phẩm, dịch vụ công nghệ số trọng điểm; sản phẩm, dịch vụ công nghệ số trọng yếu và giao trách nhiệm theo thẩm quyền cho Chính phủ và các bộ, ngành quy định chi tiết về tiêu chí và các quy định liên quan.
2.3. Thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp công nghệ số
Chương này quy định về xây dựng và thực hiện kế hoạch thúc đẩy ngành công nghiệp công nghệ số; hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ số; quản lý, kinh doanh, khai thác dữ liệu số trong công nghiệp công nghệ số; thông minh hoá các ngành lĩnh vực bằng công nghệ số; thúc đẩy tiêu chuẩn hóa và chứng nhận cho công nghiệp công nghệ số; nguồn nhân lực công nghệ số; hợp tác quốc tế trong công nghiệp công nghệ số; khu công nghệ số tập trung; phát triển bền vững trong công nghiệp công nghệ số; thông tin về công nghiệp công nghệ số; ủy ban thúc đẩy công nghiệp công nghệ số quốc gia. Trong đó:
- Về xây dựng và thực hiện kế hoạch thúc đẩy ngành công nghiệp công nghệ số, dự kiến gồm các nội dung: Chương trình phát triển công nghiệp công nghệ số; phát triển thương hiệu ngành công nghiệp công nghệ số Việt Nam; phát triển thị trường nước ngoài; phát triển thị trường trong nước; đầu tư, mua sắm và lựa chọn nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ công nghệ số sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Trong đó, chính sách nổi bật là:
“Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí khi tổ chức, doanh nghiệp tham gia, thụ hưởng các hoạt động nêu trên, mức hỗ trợ tối thiểu 30% và tối đa không quá 80% tổng chi phí.”
“Hoạt động sản xuất sản phẩm công nghệ số mà trong đó có tối thiểu 30% doanh nghiệp Việt Nam trong tổng số doanh nghiệp tham gia và thực hiện hợp đồng lắp ráp, cung cấp linh kiện, nguyên vật liệu, dịch vụ sản xuất trong nước để sản xuất ra sản phẩm và tối thiểu 30% giá thành sản phẩm được tạo ra bởi các doanh nghiệp Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong thời gian mười lăm năm.”
- Về hỗ trợ Doanh nghiệp công nghệ số, dự kiến gồm các nội dung: chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp; các ưu đãi đối với hoạt động công nghiệp công nghệ số; các chính sách tín dụng cho doanh nghiệp công nghệ số và nguồn tài chính cho phát triển công nghiệp công nghệ số. Trong đó, chính sách nổi bật:
“ Doanh nghiệp có dự án sản xuất sản phẩm công nghệ số được vay tín dụng đầu tư của Nhà nước theo quy định của pháp luật về tín dụng đầu tư; được vay với lãi suất ưu đãi từ Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam cho hạng mục xử lý ô nhiễm, bảo vệ môi trường của dự án.”
“Dự án sản xuất sản phẩm công nghệ số được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai. Dự án sản xuất sản phẩm công nghệ số có sử dụng đất thuộc trường hợp được hỗ trợ kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án đầu tư ở mức cao nhất theo quy định của pháp luật về đất đai.”
“Chính sách ưu đãi đối với các dự án có tính chất đặc biệt, quy mô lớn: được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư đặc biệt về thuế thu nhập doanh nghiệp và các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và các quy định pháp luật khác có liên quan; được tính vào chi phí được trừ để xác định thu nhập chịu thuế đối với hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) bằng 150% chi phí thực tế của hoạt động này khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Chi phí nghiên cứu và phát triển (R&D) thực tế được xác định theo quy định của pháp luật về kế toán; miễn thuế thu nhập cá nhân trong thời hạn 05 năm đối với thu nhập từ lương, tiền công của các chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng đặc biệt làm việc tại các dự án; được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước 10 năm và giảm 50% tiền thuê đất, thuê mặt nước cho thời gian còn lại; được hưởng chế độ ưu tiên về thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan và thủ tục về thuế theo quy định của pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của dự án, miễn trừ áp dụng điều kiện về kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu.”
- Về quản lý, kinh doanh, khai thác dữ liệu số trong công nghiệp công nghệ số, dự kiến gồm các nội dung: khái niệm và phân loại dữ liệu số trong công nghiệp công nghệ số; quản lý về dữ liệu số trong công nghiệp công nghệ số; đảm bảo tiếp cận, chuyển giao dữ liệu số; đảm bảo an toàn dữ liệu số; quy trình phi cá nhân hóa dữ liệu số trong công nghiệp công nghệ số; bảo đảm chất lượng dữ liệu số trong công nghiệp công nghệ số; quy định thu thập, sử dụng và kinh doanh dữ liệu số xuyên biên giới. Trong đó xác định dữ liệu số là nguồn nguyên liệu quan trọng của ngành công nghiệp công nghệ số do đó cần đảm bảo chất lượng, an toàn dữ liệu số và tạo nguồn dữ liệu số phong phú cho ngành công nghiệp công nghệ số thông qua chính sách, quy định về phi cá nhân hóa dữ liệu.
- Về thông minh hoá các ngành lĩnh vực thông qua hội tụ công nghệ số, dự kiến gồm các nội dung: đưa ra khái niệm, nội hàm và các chính sách thúc đẩy thông minh hoá các ngành, lĩnh vực như sản xuất thông minh; nông nghiệp thông minh; giao thông thông minh; y tế thông minh; giáo dục thông minh; năng lượng thông minh; đô thị thông minh và thông minh hóa ngành, lĩnh vực khác. Trong đó, các quy định nổi bật gồm: Bộ trong phạm vi quản lý ngành, lĩnh vực của mình chịu trách nhiệm xây dựng chương trình 05 năm và kế hoạch hành động hằng năm thực hiện thông minh hóa mỗi ngành, lĩnh vực; Chính phủ bố trí kinh phí và đánh giá mức độ triển khai thông minh hóa các ngành lĩnh vực.
- Về thúc đẩy tiêu chuẩn hóa và chứng nhận cho công nghiệp công nghệ số, dự kiến gồm nội dung: thúc đẩy tiêu chuẩn hóa trong hoạt động công nghiệp công nghệ số; nguyên tắc quản lý chất lượng sản phẩm, dịch vụ công nghệ số.
- Về nguồn nhân lực công nghệ số, dự kiến gồm các nội dung: phát triển nguồn nhân lực công nghệ số; phát triển cơ sở đào tạo nhân lực công nghệ số; thu hút nhân lực công nghệ số chất lượng cao; khung năng lực số; chuẩn kỹ năng cho nhân lực công nghệ số chuyên nghiệp; đào tạo công nghệ số trên môi trường điện tử. Trong đó, nổi bật là chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, chuyên gia nước ngoài và thu hút nhân tài hàng đầu thế giới trong lĩnh vực; khung năng lực số giúp người dân tham gia chủ động và an toàn với các công nghệ số; chuẩn kỹ năng cho nhân lực công nghệ số chuyên nghiệp nhằm hình thành đội ngũ nhân lực công nghệ số đủ về chất và lượng; khuyến khích thử nghiệm các nền tảng công nghệ, ứng dụng trí tuệ nhân tạo và các công nghệ số mới trong giáo dục đại học và công nhận tương đương kết quả đào tạo trên môi trường điện tử.
- Về hợp tác quốc tế trong công nghiệp công nghệ số, dự kiến bao gồm: chính sách và nội dung hợp tác quốc tế trong công nghiệp công nghệ số; phát triển mạng lưới đại diện công nghiệp công nghệ số Việt Nam ở nước ngoài. Trong đó, nổi bật là phát triển các đại diện công nghiệp công nghệ số của Việt Nam tại nước ngoài thực hiện nhiệm vụ thúc đẩy, hỗ trợ bảo vệ lợi ích kinh tế, thương mại doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.
- Về khu công nghệ số tập trung: kế thừa phát triển các quy định đã được thực hiện tốt về khu công nghệ thông tin tập trung tại Luật Công nghệ thông tin 2006 và Nghị định số 154/2013/NĐ-CP quy định về khu công nghệ thông tin tập trung. Đồng thời, Luật cũng hoàn thiện quy định về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu công nghệ số tập trung nhằm giải quyết bất cập hiện nay về đầu tư khu công nghệ thông tin tập trung.
- Về phát triển bền vững trong công nghiệp công nghệ số, dự kiến bao gồm nội dung: phát triển sản phẩm, dịch vụ công nghệ số thân thiện môi trường; phân phối sản phẩm công nghệ số đối với các sản phẩm thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu. Trong đó, Luật quy định trách nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp hoạt động công nghiệp công nghệ số có trách nhiệm, nghĩa xác định và quản lý rủi ro, tác động xã hội và môi trường, thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ trong công nghiệp công nghệ số và thực hiện nghĩa vụ thuế carbon theo quy định của pháp luật.
- Về thông tin về công nghiệp công nghệ số, dự kiến quy định về xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác Hệ thống thông tin quốc gia về công nghiệp công nghệ số. Trong đó, ngoài phục vụ chức năng quản lý nhà nước, Hệ thống thông tin quốc gia về công nghiệp công nghệ số còn cho phép tổ chức, doanh nghiệp khai thác, sử dụng phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
- Về Ủy ban thúc đẩy công nghiệp công nghệ số quốc gia: Công nghiệp công nghệ số có tác động đa ngành, đa lĩnh vực, đi sâu và đời sống kinh tế - xã hội. Do đó, cần có một Ủy ban quốc gia để tổ chức chỉ đạo và điều phối giải quyết các công việc liên quan đến hợp tác, đầu tư, triển khai các dự án, chương trình thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp công nghệ số. Dự kiến Chủ tịch Ủy ban là Lãnh đạo Chính phủ, thành viên Ủy ban là Bộ trưởng các bộ, cơ quan ngang bộ và giao Bộ TTTT là cơ quan thường trực.
2.4. Thúc đẩy, phát triển sản phẩm, dịch vụ công nghệ số
Chương này quy định về hoạt động nghiên cứu, phát triển sản phẩm, dịch vụ công nghệ số; khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ số; cơ chế thử nghiệm sản phẩm, dịch vụ công nghệ số; chính sách thúc đẩy công nghiệp bán dẫn; quản lý và phát triển trí tuệ nhân tạo.
- Về nghiên cứu, phát triển sản phẩm, dịch vụ công nghệ số, tập trung vào xây dựng và phát triển các trung tâm nghiên cứu công nghệ số và hình thành Chương trình nghiên cứu, phát triển công nghệ số theo từng thời kỳ sử dụng nguồn ngân sách khoa học công nghệ.
- Về khởi nghiệp sáng tạo công nghệ số, dự kiến bao gồm các quy định thúc đẩy, hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo công nghệ số thông qua các chương trình tài trợ, vay vốn và hỗ trợ tài chính và xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo công nghệ số. Trong đó, nổi bật là quy định về “doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ số được miễn thuế hàng hoá nhập khẩu để tạo tài sản cố định, hàng hoá nhập khẩu sử dụng trực tiếp cho nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ số”.
- Về cơ chế thử nghiệm sản phẩm, dịch vụ công nghệ số: đây là một trong những chính sách đột phá trong dự thảo Luật. Cơ chế thử nghiệm hiện chưa có tại Việt Nam tuy nhiên một số nước trên thế giới đã ban hành luật quy định về vấn đề này như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, … Việc xây dựng quy định này nhằm đáp ứng sự phát triển, hội tụ rất nhanh của công nghệ số, tạo hành lang pháp lý để thúc đẩy phát triển và ứng dụng một số sản phẩm, dịch vụ công nghệ số mới, đột phá có khả năng mang lại giá trị cao nhưng chưa có quy định pháp lý điều chỉnh. Dự kiến, cơ chế thử nghiệm sẽ hình thành quy trình, nguyên tắc xét duyệt hồ sơ đề nghị thử nghiệm của doanh nghiệp và quy định rõ đầu mối tiếp nhận xử lý hồ sơ, thẩm quyền cho phép triển khai cơ chế thử nghiệm, cụ thể:
+ Định nghĩa khái niệm cơ chế thử nghiệm: Cơ chế thử nghiệm sản phẩm, dịch vụ công nghệ số (sau đây gọi là cơ chế thử nghiệm) là việc cho phép thử nghiệm tạm thời có kiểm soát và được giới hạn về không gian, thời gian, phạm vi, đối tượng thử nghiệm đối với sản phẩm, dịch vụ công nghệ số.
+ Quy định sản phẩm, dịch vụ công nghệ số được xem xét áp dụng cơ chế thử nghiệm: là sản phẩm, dịch vụ công nghệ số có tính đổi mới sáng tạo, có khả năng mang lại hiệu quả cao, đột phá về kinh tế - xã hội hoặc tạo ra mô hình kinh doanh mới bằng cách hội tụ trong lĩnh vực công nghệ số hoặc giữa công nghệ số và các ngành lĩnh vực khác mà chưa có pháp luật điều chỉnh hoặc khác với quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể thuộc một trong hai trường hợp sau: Trường hợp các luật hoặc quy định quản lý việc cấp phép không đưa ra các tiêu chuẩn, tiêu chí, yêu cầu quản lý cho việc áp dụng cho sản phẩm, dịch vụ công nghệ số hội tụ; Trường hợp việc áp dụng tiêu chuẩn, tiêu chí, yêu cầu quản lý trong các luật hoặc quy định quản lý việc cấp phép chưa rõ ràng hoặc chưa hợp lý.
+ Quy định về đầu mối tiếp nhận, xử lý hồ sơ đề nghị thử nghiệm: dự kiến giao các bộ, ngành, ủy ban nhân dân tỉnh trong phạm vi, lĩnh vực phụ trách là đầu mối nhận, xử lý hồ sơ đề nghị thử nghiệm; trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu thử nghiệm sản phẩm, dịch vụ công nghệ số nhưng chưa rõ đầu mối thì có thể gửi Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ để giao một bộ, ngành, ủy ban nhân dân tỉnh là đầu mối xử lý; trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu thử nghiệm sản phẩm, dịch vụ công nghệ số gửi hồ sơ đề nghị đến nhiều bộ, ngành, địa phương thì các bộ, ngành, ủy ban nhân dân tỉnh nhận được hồ sơ đề nghị của doanh nghiệp báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, giao bộ, ngành, ủy ban nhân dân tỉnh làm đầu mối xử lý.
- Về quy định phát triển công nghiệp bán dẫn: đây là một nội dung rất quan trọng trong bối cảnh công nghiệp bán dẫn trở thành ngành công nghiệp chủ chốt có vai trò ảnh hưởng đến sự phát triển về kinh tế và bảo đảm an ninh quốc phòng của mọi quốc gia; đồng thời nhằm kịp thời đáp ứng yêu cầu thực tiễn đón đầu làn sóng dịch chuyển đầu tư khi rất nhiều tập đoàn toàn cầu lớn quan tâm đầu tư vào Việt Nam. Dự thảo Luật dự kiến quy định một số chính sách đặc biệt cho phát triển công nghiệp bán dẫn như: ưu đãi đầu tư đặc biệt cho các dự án đầu tư mới hoặc mở rộng; có cơ chế về đối ứng đầu tư, hỗ trợ đầu tư để thu hút các dự án đầu tư lớn, có tính lan tỏa trong lĩnh vực công nghiệp vi mạch bán dẫn; có cơ chế đặc thù tuyển dụng các chuyên gia, nhân tài trong lĩnh vực bán dẫn; có cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ chiến lược phát triển bán dẫn cho doanh nghiệp công nghệ số chủ lực trong nước; có cơ chế hỗ trợ chuyển giao công nghệ, mua bán sáp nhập các công ty công nghệ trong và ngoài nước; cơ chế một cửa liên thông quốc gia; cơ chế làn xanh cho các doanh nghiệp trong nước xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn.
- Về chính sách quản lý và thúc đẩy trí tuệ nhân tạo (AI): trong bối cảnh AI được ứng dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội thì việc quản lý nhằm hạn chế những rủi ro, đồng thời tận dụng tốt những lợi ích mà AI mang lại là vấn đề căn cơ, góp phần quan trọng tạo bước phát triển đột phá về năng lực sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế tăng trưởng bền vững. Dự thảo dự kiến quy định: khái niệm hệ thống AI, sản phẩm tạo bởi AI, chính sách phát triển hệ thống AI; các hoạt động AI bị cấm; phân loại cấp độ rủi ro đối với hệ thống AI và biện pháp quản lý; xây dựng nguyên tắc đạo đức AI, ... trên sở tham khảo AI Act của Liên minh Châu âu (EU). Bên cạnh đó, Luật cũng quy định dán nhãn nhận dạng đối với sản phẩm công nghệ số tạo ra bởi AI theo kinh nghiệm của Trung Quốc.
2.5. Quản lý nhà nước về công nghiệp công nghệ số
Chương này quy định về trách nhiệm và nội dung quản lý nhà nước về công nghiệp công nghệ số trên cơ sở kế thừa các nội dung về quản lý nhà nước về công nghiệp công nghệ thông tin tại Luật Công nghệ thông tin.
2.6. Điều khoản thi hành
Chương này quy định về hiệu lực và quy định chuyển tiếp, thay thế các quy định có hiện hành có liên quan tại Luật Công nghệ thông tin và các văn bản quy phạm pháp luật khác.
VI. DỰ KIẾN NGUỒN LỰC, ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM CHO VIỆC THI HÀNH LUẬT SAU KHI ĐƯỢC THÔNG QUA
1. Dự kiến nguồn lực
- Từ nguồn ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương;
- Từ các nguồn kinh phí hợp pháp khác (nếu có).
2. Điều kiện bảo đảm cho việc thi hành Luật
Công tác quản lý nhà nước về công nghiệp CNTT, nay là công nghiệp công nghệ số, đã được tổ chức thực hiện chuyên nghiệp, bài bản kể từ khi Luật Công nghệ thông tin có hiệu lực từ năm 2006, các cơ quan quản lý nhà nước đều có bố trí cán bộ, kinh phí cho công tác này và đã có kinh nghiệm tổ chức thực hiện. Vì vậy, nguồn lực dự kiến cho việc thực hiện Luật Công nghiệp công nghệ số không phát sinh lớn.
- Về nhân lực: Cơ bản không phát sinh so với hiện hành. Đối với Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ chịu trách nhiệm trước Chính phủ về việc tổ chức triển khai thi hành Luật và không làm phát sinh thêm tổ chức mới mà chỉ trên cơ sở các đơn vị đã có kiện toàn lại trong nhiệm kỳ mới và đội ngũ cán bộ sẵn có để tổ chức thực thi các nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao trong Luật. Đối với địa phương, các Sở Thông tin và Truyền thông cũng sẽ bảo đảm thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp công nghệ số tại địa phương, kế thừa chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp CNTT hiện tại.
- Về xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật: Các cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản được giao trong Luật bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật khác có liên quan.
- Về tuyên truyền, phổ biến, đào tạo nội dung của Luật: Các Bộ, ngành liên quan và các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ thực hiện tuyên truyền, phổ biến cho các tổ chức, cá nhân và tập huấn cho đội ngũ cán bộ trực tiếp thực hiện quản lý nhà nước về công nghiệp công nghệ số hiểu biết đầy đủ về các quy định của Luật để thực hiện kịp thời.
- Về triển khai thi hành Luật khi có hiệu lực thi hành: Các Bộ, ngành liên quan và các cơ quan quản lý nhà nước liên quan ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ triển khai thực hiện và theo dõi, giám sát, thanh tra, kiểm tra, sơ kết, tổng kết, đánh giá tình hình thực thi Luật theo thời gian định kỳ hoặc đột xuất.
VII. NHỮNG VẤN ĐỀ XIN Ý KIẾN (NẾU CÓ)
1. ............................
Ý kiến thứ nhất cho rằng, .................
Ý kiến thứ hai cho rằng, ...................
Cơ quan chủ trì soạn thảo đề xuất theo ý kiến thứ ............ và dự thảo Luật được thể hiện theo hướng này.
2. ...........................


Trên đây là Tờ trình dự án Luật Công nghiệp công nghệ số, Bộ Thông tin và Truyền thông kính trình Chính phủ xem xét, quyết định./.
Hồ sơ dự án Luật kèm theo gồm có:
1. Tờ trình Chính phủ về Dự án Luật
2. Dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số;
3. Báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong dự thảo Luật;
4. Báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật;
5. Bảng tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của các Bộ, ngành và các cơ quan liên quan.
...
Nơi nhận:
- Như trên;
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Các Phó Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tư pháp (để p/h);
- Bộ trưởng;
- Thứ trưởng Bùi Hoàng Phương;
- Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng;
- Lưu: VT, CNICT.    BỘ TRƯỞNG






Nguyễn Mạnh Hùng

QUỐC HỘI

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Luật số: …/20…/QH…

Hà Nội, ngày      tháng      năm

Text Box: Dự thảo

LUẬT

CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ SỐ

 

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Luật Công nghiệp công nghệ số.

 

Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.   Phạm vi điều chỉnh

1. Luật này quy định về công nghiệp công nghệ số, bao gồm: hoạt động công nghiệp công nghệ số, sản phẩm, dịch vụ công nghệ số; bảo đảm, thúc đẩy phát triển công nghiệp công nghệ số; quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan đến công nghiệp công nghệ số.

2. Luật này không quy định về hoạt động sản xuất, cung cấp sản phẩm, dịch vụ công nghệ số cho mục đích quốc phòng, an ninh, cơ yếu.

Điều 2.   Đối tượng áp dụng

Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến công nghiệp công nghệ số.

Điều 3.   Giải thích từ ngữ

1.  Công nghệ số bao gồm công nghệ thông tin và các công nghệ mới, nhưng không giới hạn bởi trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, điện toán đám mây, internet vạn vật, chuỗi khối, thực tại ảo/thực tại tăng cường để số hoá thế giới thực, thu thập, lưu trữ, truyền đưa, xử lý thông tin và dữ liệu số phục vụ chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo trong tất cả lĩnh vực.

2.  Công nghiệp công nghệ số là công nghiệp nền tảng, là ngành kinh tế - kỹ thuật công nghệ cao tạo ra các sản phẩm và dịch vụ công nghệ số có giá trị gia tăng cao, tác động tới nhiều ngành, lĩnh vực.

3.  Sản phẩm công nghệ số bao gồm sản phẩm công nghệ thông tin và các sản phẩm công nghệ mới, nhưng không giới hạn bởi trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, điện toán đám mây, internet vạn vật, chuỗi khối, thực tại ảo/thực tại tăng cường để số hoá thế giới thực, thu thập, lưu trữ, truyền đưa, xử lý thông tin và dữ liệu số.

4.  Dữ liệu số trong công nghiệp công nghệ số là dữ liệu số liên quan trực tiếp đến hoạt động công nghiệp công nghệ số.

5.  Khu công nghệ số tập trung là khu chức năng tập trung các hoạt động nghiên cứu - phát triển, đào tạo, sản xuất và kinh doanh sản phẩm, dịch vụ công nghệ số, cung cấp hạ tầng, cung ứng dịch vụ công nghệ số cho các tổ chức, doanh nghiệp và các hoạt động khác liên quan đến lĩnh vực công nghệ số.

6.  Hệ thống trí tuệ nhân tạo là hệ thống dựa trên học máy, được thiết kế để hoạt động với các mức độ tự chủ khác nhau và có thể thể hiện khả năng thích ứng sau khi triển khai. Đối với các mục tiêu rõ ràng hoặc tiềm ẩn, từ đầu vào mà nó nhận được, sẽ suy ra cách thực hiện, tạo ra các kết quả đầu ra như dự đoán, nội dung, đề xuất hoặc quyết định có thể ảnh hưởng đến môi trường vật lý hoặc ảo.

7.  Sản phẩm công nghệ số tạo ra bởi trí hệ thống trí tuệ nhân tạo là hình ảnh, video, âm thanh, văn bản và nội dung số khác.

Điều 4.   Chính sách phát triển công nghiệp công nghệ số

Nhà nước thực hiện các chính sách sau đây nhằm bảo đảm phát triển công nghiệp công nghệ số:

1.  Ưu đãi về đất đai, thuế, tài chính, đầu tư và các cơ chế ưu đãi khác để phát triển ngành công nghiệp công nghệ số nhằm phát huy vai trò nền tảng cho phát triển các ngành công nghiệp khác, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, tập trung chú trọng và có chính sách ưu đãi đặc biệt để thu hút đầu tư phát triển công nghệ số mới như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, điện toán đám mây, internet vạn vật, chuỗi khối, thực tại ảo/thực tại tăng cường và các công nghệ số mới khác.

2.  Khuyến khích phát triển công nghiệp công nghệ số theo hướng bền vững theo mô hình kinh tế tuần hoàn, giảm tiêu hao năng lượng, giảm phát thải, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường, sản xuất sản phẩm, dịch vụ công nghệ số thân thiện với môi trường, hài hoà với tiêu chuẩn của các nước có nền công nghiệp tiên tiến, phát triển trên thế giới.

3.  Huy động các nguồn lực đầu tư cho nghiên cứu, thiết kế và làm chủ công nghệ trong ngành công nghiệp công nghệ số; nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp công nghệ số, tham gia vào những khâu có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị toàn cầu. Tập trung nguồn lực để phát triển một số sản phẩm công nghệ số trọng điểm, trọng yếu.

4.  Tập trung đầu tư phát triển nguồn nhân lực công nghiệp công nghệ số; áp dụng cơ chế, chính sách ưu đãi đặc biệt để đào tạo, thu hút, sử dụng có hiệu quả nhân lực công nghiệp công nghệ số; tăng cường chính sách đặt hàng đào tạo và thực hiện hỗ trợ tài chính của Nhà nước đối với cơ sở đào tạo và người học.

5.  Tạo điều kiện phát triển thị trường công nghiệp công nghệ số.

6.  Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế về công nghiệp công nghệ số.

Điều 5.   Bảo đảm an toàn, an ninh trong hoạt động công nghiệp công nghệ số

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải tuân thủ quy định của pháp luật về an toàn thông tin mạng, pháp luật về an ninh mạng và quy định khác của pháp luật có liên quan trong hoạt động công nghiệp công nghệ số.

2. Dữ liệu phục vụ sản xuất sản phẩm, cung cấp dịch vụ công nghiệp công nghệ số thuộc phạm vi bí mật nhà nước phải tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, pháp luật về cơ yếu và pháp luật có liên quan.

Điều 6.   Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động công nghiệp công nghệ số

1.  Lợi dụng hoạt động công nghiệp công nghệ số để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; gây thiệt hại đến tài nguyên, môi trường, sức khỏe con người; trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc quan hệ đối ngoại của Việt Nam.

2.  Sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ, cung cấp, trao đổi và chia sẻ dữ liệu công nghiệp công nghệ số trái với quy định của pháp luật.

3.  Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; chiếm đoạt, chuyển nhượng, chuyển giao bất hợp pháp kết quả nghiên cứu, phát triển sản phẩm, dịch vụ công nghệ số.

4.  Cản trở việc huy động nguồn lực công nghiệp công nghệ số phục vụ các hoạt động bảo đảm quốc phòng, an ninh, cơ yếu, khẩn cấp, phòng chống thiên tai của cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền; cản trở hoạt động công nghiệp công nghệ số hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

 

Chương II
HOẠT ĐỘNG CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ SỐ VÀ SẢN PHẨM, DỊCH VỤ CÔNG NGHỆ SỐ

 

Điều 7.   Loại hình hoạt động công nghiệp công nghệ số

Hoạt động công nghiệp công nghệ số bao gồm các hoạt động sau:

1.  Hoạt động công nghiệp sản xuất sản phẩm công nghệ số.

2.  Hoạt động cung cấp dịch vụ công nghệ số.

Điều 8.   Hoạt động công nghiệp sản xuất sản phẩm công nghệ số

1. Hoạt động công nghiệp sản xuất sản phẩm công nghệ số bao gồm: công nghiệp sản xuất sản phẩm phần cứng; công nghiệp sản xuất phần mềm; công nghiệp sản xuất sản phẩm nội dung số và công nghiệp sản xuất sản phẩm công nghệ mới quy định tại khoản 3 Điều 3 Luật này.

2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 9.       Hoạt động cung cấp dịch vụ công nghệ số

1. Hoạt động cung cấp dịch vụ công nghệ số bao gồm:

a) Các hoạt động tư vấn, cung cấp, xuất nhập khẩu, phân phối, đào tạo, chuyển giao, tích hợp hệ thống, lắp đặt, sửa chữa, bảo trì, bảo hành, quản trị, vận hành và các dịch vụ liên quan sản phẩm phần cứng, phần mềm, nội dung số và các công nghệ mới quy định tại khoản 3 Điều 3 Luật này;

b) Hoạt động thu thập, lưu trữ, kinh doanh, khai thác, phân tích, xử lý và các hoạt động khác liên quan đến dữ liệu số trong công nghiệp công nghệ số.

2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 10.   Tài sản số

1.      Tài sản số là sản phẩm công nghệ số được tạo ra, phát hành, chuyển giao và xác thực quyền sở hữu bằng công nghệ chuỗi khối , có giá và quyền tài sản theo quy định của pháp luật về dân sự và pháp luật có liên quan. Tài sản số bao gồm: token chứng khoán/tài sản mã hóa dang chứng khoán; token thanh toán; Token tiện ích và token hỗn hợp các loại trên.

2.      Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các bộ, ngành ban hành hoặc xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành quy định quản lý tài sản số, tổ chức cung ứng dịch vụ tài sản số.

3.      Các bộ, ngành trong phạm vi quản lý ngành, lĩnh vực của mình chịu trách nhiệm ban hành hoặc xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành quy định quản lý liên quan đến tài sản số trong ngành, lĩnh vực của mình phụ trách.

Điều 11.   Sản phẩm công nghệ số sản xuất trong nước

1. Sản phẩm công nghệ số sản xuất trong nước là sản phẩm được nghiên cứu, phát triển, thiết kế, sản xuất tại Việt Nam.

2. Sản phẩm công nghệ số sản xuất trong nước được áp dụng ưu đãi tương đương hàng hóa có xuất xứ Việt Nam có tỉ lệ chi phí sản xuất trong nước từ 50% trở lên theo pháp luật về đấu thầu.

3. Chính phủ quy định chi tiết về điều kiện, tiêu chí sản phẩm công nghệ số sản xuất trong nước quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 12.   Sản phẩm, dịch vụ công nghệ số trọng điểm

1. Sản phẩm, dịch vụ công nghệ số trọng điểm là sản phẩm, dịch vụ đáp ứng một trong những yêu cầu sau đây:

a) Thị trường trong nước có nhu cầu lớn và có khả năng tạo ra giá trị gia tăng cao;

b) Thị trường thế giới đang có nhu cầu và có tiềm năng xuất khẩu;

c) Có tác động tích cực, thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện, mạnh mẽ các ngành kinh tế.

2. Thủ tướng Chính phủ ban hành chương trình hỗ trợ phát triển các sản phẩm công nghệ số trọng điểm trong từng thời kỳ.

Điều 13.   Sản phẩm, dịch vụ công nghệ số trọng yếu

1.  Sản phẩm, dịch vụ công nghệ số trọng yếu là các sản phẩm, dịch vụ công nghệ số được sử dụng và cung cấp trong lãnh thổ Việt Nam, có vai trò quan trọng, tác động lớn đến lợi ích quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội, năng lực công nghệ quốc gia.

2.  Sản phẩm, dịch vụ công nghệ số trọng yếu là sản phẩm, dịch vụ đáp ứng một trong các nguyên tắc sau:

a) Là bộ phận chính, thiết yếu của các hệ thống thông tin quan trọng quốc gia, mạng lõi của hạ tầng viễn thông và hệ thống điều khiển trung tâm của các cơ sở hạ tầng quan trọng khác;

b) Là các nền tảng số có số lượng người sử dụng lớn và đồng thời thu thập, lưu trữ thông tin của người dùng là công dân Việt Nam;

c) Là các sản phẩm mang tính chiến lược quốc gia.

3.  Căn cứ điều kiện kinh tế - xã hội và yêu cầu quản lý nhà nước trong từng thời kỳ, Thủ tướng Chính phủ công bố sản phẩm, dịch vụ công nghệ số trọng yếu.

4.  Tổ chức, doanh nghiệp sản xuất, sở hữu và cung cấp sản phẩm, dịch vụ công nghệ số trọng yếu có trách nhiệm và nghĩa vụ như sau:

a) Bán, xuất khẩu, chuyển giao sản phẩm, dịch vụ công nghệ số trọng yếu cho đối tác nước ngoài phải được chấp thuận bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

b) Bán từ 25% vốn điều lệ trở lên cho đối tác nước ngoài (mua trực tiếp hoặc gián tiếp) phải được chấp thuận bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải bảo đảm tỷ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49% vốn điều lệ.

5.  Chính phủ quy định chi tiết tiêu chí xác định sản phẩm công nghệ số trọng yếu; quy định về việc bán, xuất khẩu, chuyển giao sản phẩm, dịch vụ công nghệ số trọng yếu cho đối tác nước ngoài và tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài.

 

Chương III
THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ SỐ

 

Mục 1
Xây dựng và thực hiện Kế hoạch thúc đẩy ngành công nghiệp công nghệ số

 

Điều 14.   Chương trình phát triển công nghiệp công nghệ số

1. Chương trình phát triển công nghiệp công nghệ số được ban hành theo từng thời kỳ 05 năm và kế hoạch hằng năm.

2. Nội dung Chương trình phát triển công nghiệp công nghệ số

a) Quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển công nghiệp công nghệ số;

b) Dự báo xu thế phát triển và các kịch bản phát triển công nghiệp công nghệ số;

c) Chính sách thúc đẩy phát triển, ứng dụng và làm chủ các công nghệ số như: trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, điện toán đám mây, internet vạn vật, chuỗi khối, thực tại ảo/thực tại tăng cường và các công nghệ số mới khác;

d) Danh mục công nghệ số ưu tiên phát triển và ứng dụng;

đ) Danh mục dự án trọng tâm, danh mục dự án kêu gọi đầu tư trong các lĩnh vực công nghiệp công nghệ số;

e) Định hướng phân bố không gian phát triển ngành công nghiệp công nghệ số;

g) Nhiệm vụ, giải pháp triển khai thực hiện quan điểm, định hướng, mục tiêu phát triển các ngành công nghiệp công nghệ số;

h) Nguồn lực tài chính, tín dụng từ ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện Chương trình.

3. Bộ Thông tin và Truyền thông xây dưng, trình Thủ tướng phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp công nghệ số.

Điều 15.   Thương hiệu ngành công nghiệp công nghệ số Việt Nam

1. Nhà nước thực hiện Chương trình xây dựng, phát triển Thương hiệu ngành công nghiệp công nghệ số cấp quốc gia để tăng cường nhận diện thương hiệu, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp công nghệ số, khuyến khích đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ số.

2. Chương trình xây dựng, phát triển Thương hiệu ngành công nghiệp công nghệ số bao gồm các nội dung sau:

a) Mục tiêu, chiến lược và kế hoạch phát triển theo từng thời kỳ;

b) Hệ thống tiêu chí, biểu trưng thương hiệu ngành công nghiệp công nghệ số Việt Nam;

c) Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản phẩm đáp ứng hệ thống tiêu chí thương hiệu ngành công nghiệp công nghệ số Việt Nam;

d) Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu ở trong nước và nước ngoài; hỗ trợ một phần kinh phí tổ chức;

đ) Tổ chức các hoạt động kết nối cung cầu; xúc tiến thương mại sản phẩm, dịch vụ công nghệ số; thúc đẩy doanh nghiệp công nghệ số tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới;

e) Thông tin, truyền thông cho Chương trình thương hiệu ngành công nghiệp công nghệ số ở trong nước và nước ngoài;

g) Các hoạt động xúc tiến thương mại.

3. Kinh phí thực hiện Chương trình xây dựng, phát triển Thương hiệu  ngành công nghiệp công nghệ số từ các nguồn sau:

a) Ngân sách nhà nước cấp hàng năm;

b) Đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp tham gia;

c) Tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;

d) Nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

4. Kinh phí thực hiện Chương trình xây dựng, phát triển Thương hiệu ngành công nghiệp công nghệ số từ nguồn ngân sách nhà nước được giao trong dự toán chi ngân sách hàng năm của cơ quan chủ trì.

5. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành xây dựng Chương trình xây dựng, phát triển Thương hiệu ngành công nghiệp công nghệ số cấp quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Điều 16.   Phát triển thị trường nước ngoài

1. Nhà nước hỗ trợ tổ chức, doanh nghiệp phát triển thị trường nước ngoài thông qua các hoạt động:

a) Cung cấp thông tin thị trường, nhu cầu, xu hướng phát triển của công nghệ, tiêu chuẩn và các chuỗi cung ứng quốc tế về sản phẩm, dịch vụ công nghệ số. Ưu tiên tại các thị trường có nhiều nguồn cung công nghệ cao, tiên tiến và thân thiện môi trường, các thị trường tiềm năng mà Việt Nam có lợi thế;

b) Hỗ trợ nâng cao năng lực trong nghiên cứu và phát triển sản phẩm; nâng cao năng lực tổ chức sản xuất, năng suất, chất lượng sản phẩm, đáp ứng những yêu cầu, quy định, tiêu chuẩn chất lượng của mạng phân phối nước ngoài thông qua các chương trình đào tạo, phổ biến thông tin, hướng dẫn doanh nghiệp áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng, nhất là các công cụ hỗ trợ cho sản xuất thông minh, dịch vụ thông minh;

c) Xây dựng mạng lưới chuyên gia tư vấn sản xuất hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển, tổ chức sản xuất theo hướng phát triển bền vững để cải thiện khả năng cạnh tranh và đáp ứng yêu cầu của thị trường nước ngoài;

d) Tổ chức các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức, kinh nghiệm về mở rộng phát triển thị trường nước ngoài, tiêu chuẩn tham gia và quy trình cung ứng sản phẩm, dịch vụ công nghệ số cho các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài;

đ) Tổ chức các hoạt động kết nối cung cầu cho doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ công nghệ số với đối tác nước ngoài, ưu tiên các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh mà trong nước sản xuất được;

e) Hỗ trợ tín dụng vay ưu đãi cho các doanh nghiệp công nghệ số phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

g) Các biện pháp khác nhằm phát triển thị trường nước ngoài.

2. Kinh phí thực hiện các hoạt động nêu tại Khoản 1 Điều này:

a) Ngân sách nhà nước cấp hàng năm;

b) Đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp tham gia;

c) Tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;

d) Nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

3. Nguyên tắc hỗ trợ: Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí khi tổ chức, doanh nghiệp tham gia, thụ hưởng các hoạt động nêu tại điểm b, d, đ Khoản 1 Điều này, mức hỗ trợ tối thiểu 30% và tối đa không quá 80% tổng chi phí.

4. Chính phủ quy định chi tiết về các hoạt động phát triển thị trường nước ngoài và đối tượng hỗ trợ.

Điều 17.   Phát triển thị trường trong nước       

1. Nhà nước khuyến khích đầu tư nghiên cứu phát triển các sản phẩm sản phẩm, dịch vụ công nghệ số để chuyển đổi số trong các ngành, lĩnh vực. Trong đó, ưu tiên phát triển các sản phẩm, dịch vụ công nghệ số để chuyển đổi số các ngành, lĩnh vực tạo ra sự thay đổi về năng suất lao động và giá trị gia tăng.

2. Nhà nước hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp thuê, mua sắm các sản phẩm, dịch vụ công nghệ số sản xuất trong nước để chuyển đổi số hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thông qua chương trình chuyển đổi số quốc gia.

3. Nhà nước có chính sách ưu tiên mua sắm sản phẩm, dịch vụ công nghệ số trọng điểm, trọng yếu, sản xuất trong nước đáp ứng tỉ lệ chi phí sản xuất trong nước theo quy định đối với các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.

4. Nhà nước có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp hợp tác, liên kết tạo thành chuỗi sản xuất trong nước thông qua sử dụng các sản phẩm công nghệ số sản xuất trong nước.

5. Hỗ trợ người dân mua sắm sản phẩm công nghệ số sản xuất trong nước thông qua các chương trình công ích của nhà nước.

6. Hoạt động sản xuất sản phẩm công nghệ số mà trong đó có tối thiểu 30% doanh nghiệp Việt Nam trong tổng số doanh nghiệp tham gia và thực hiện hợp đồng lắp ráp, cung cấp linh kiện, nguyên vật liệu, dịch vụ sản xuất trong nước để sản xuất ra sản phẩm và tối thiểu 30% giá thành sản phẩm được tạo ra bởi các doanh nghiệp Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 10% trong thời gian mười lăm năm.

7. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 18.   Đầu tư, mua sắm và lựa chọn nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ công nghệ số sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước

1.  Việc đầu tư, mua sắm sản phẩm, dịch vụ công nghệ số từ nguồn kinh phí chi đầu tư phát triển, kinh phí chi thường xuyên được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công và pháp luật có liên quan.

2.  Việc lựa chọn nhà thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công nghệ số được thực hiện theo pháp luật về đấu thầu, hoặc theo phương thức đặt hàng khi đáp ứng đồng thời các yêu cầu sau:

a) Thuộc một trong các trường hợp chỉ định thầu theo pháp luật về đấu thầu;

b) Sản phẩm, dịch vụ công nghệ số chưa có định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá.

3. Bộ Tài chính có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan liên quan xây dựng quy định về trình tự, thủ tục triển khai cơ chế đặt hàng sản phẩm, dịch vụ công nghệ số.

 

Mục 2
Hỗ trợ Doanh nghiệp công nghệ số

Điều 19.   Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp

1. Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ số được hỗ trợ:

a) Được hỗ trợ tư vấn, sử dụng các kết cấu hạ tầng dùng chung được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước;

b) Được hỗ trợ tư vấn, tham gia cơ chế thử nghiệm sản phẩm, dịch vụ công nghệ số;

c) Được hỗ trợ trong hoạt động nghiên cứu phát triển, sản xuất mẫu thử, xây dựng và đánh giá tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm, dịch vụ công nghệ số;

d) Được hướng dẫn, hỗ trợ xác định sản phẩm, dịch vụ công nghệ số sản xuất trong nước để hưởng các chính sách ưu tiên, ưu đãi theo quy định của Luật này và pháp luật khác có liên quan;

đ) Được hỗ trợ cung cấp các thông tin về thị trường;

e) Được hỗ trợ tuyên truyền, quảng bá về sản phẩm và doanh nghiệp.

2. Nhà nước bố trí hỗ trợ một phần kinh phí thực hiện chương trình hỗ trợ nghiên cứu phát triển, sản xuất mẫu sản phẩm công nghệ số trọng điểm, trọng yếu trên cơ sở phân cấp ngân sách Trung ương và địa phương, đẩy mạnh thu hút các nguồn lực xã hội.

Điều 20.   Ưu đãi đối với hoạt động công nghiệp công nghệ số 

1. Công nghiệp công nghệ số là ngành, nghề ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật khác có liên quan.

2. Dự án sản xuất sản phẩm, dịch vụ công nghệ số trọng yếu, trọng điểm được hưởng chính sách đặc biệt ưu đãi đầu tư theo quy định pháp luật về đầu tư và pháp luật khác có liên quan. Nhà nước ưu tiên đầu tư và được hưởng một phần tiền bản quyền đối với sản phẩm công nghệ số trọng điểm do Nhà nước đầu.

3. Dự án sản xuất sản phẩm công nghệ số được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu để tạo tài sản cố định theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

4. Ưu đãi thuế đối với hoạt động nghiên cứu phát triển và sản xuất sản phẩm công nghệ số thân thiện môi trường theo Luật này và quy định pháp luật khác có liên quan.

5. Doanh nghiệp có dự án sản xuất sản phẩm công nghệ số được vay tín dụng đầu tư của Nhà nước theo quy định của pháp luật về tín dụng đầu tư; được vay với lãi suất ưu đãi từ Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam cho hạng mục xử lý ô nhiễm, bảo vệ môi trường của dự án.

6. Dự án sản xuất sản phẩm công nghệ số được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

7. Dự án sản xuất sản phẩm công nghệ số có sử dụng đất thuộc trường hợp được hỗ trợ kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án đầu tư ở mức cao nhất theo quy định của pháp luật về đất đai.

8. Chính sách ưu đãi đối với các dự án có tính chất đặc biệt, quy mô lớn quy định tại khoản 9 Điều này:

a) Được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư đặc biệt về thuế thu nhập doanh nghiệp và các ưu đãi khác theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và các quy định pháp luật khác có liên quan;

b) Được tính vào chi phí được trừ để xác định thu nhập chịu thuế đối với hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) bằng 150% chi phí thực tế của hoạt động này khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Chi phí nghiên cứu và phát triển (R&D) thực tế được xác định theo quy định của pháp luật về kế toán;

c) Miễn thuế thu nhập cá nhân trong thời hạn 05 năm đối với thu nhập từ lương, tiền công của các chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng đặc biệt làm việc tại các dự án;

d) Được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước 10 năm và giảm 50% tiền thuê đất, thuê mặt nước cho thời gian còn lại;

đ) Được hưởng chế độ ưu tiên về thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan và thủ tục về thuế theo quy định của pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của dự án, miễn trừ áp dụng điều kiện về kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu.

9. Dự án có tính chất đặc biệt, quy mô lớn.

a) Dự án đầu tư xây dựng trung tâm lưu trữ và xử lý dữ liệu, trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) có quy mô vốn đầu tư từ 2.000 tỷ đồng trở lên;

b) Đầu tư dự án trong lĩnh vực: bán dẫn (thiết kế, chế tạo, đóng gói và kiểm thử), sản xuất sản phẩm công nghệ số trọng điểm có quy mô vốn đầu tư từ 4.000 tỷ đồng trở lên.

10. Chính phủ quyết định các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư khác đối với các dự án có tính chất đặc biệt, quy mô lớn tại khoản 9 Điều này.

Điều 21.   Chính sách tín dụng cho doanh nghiệp công nghệ số

1. Các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghệ số trọng yếu, sản phẩm công nghệ số trọng điểm được lựa chọn áp dụng một trong các hình thức hỗ trợ tín dụng sau đây:

a) Dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục ưu tiên phát triển được vay với lãi suất vay tín dụng đầu tư từ nguồn tín dụng đầu tư của Nhà nước;

b) Được nhà nước thực hiện cấp bù lãi suất thông qua hệ thống ngân hàng thương mại đối với các khoản vay trung và dài hạn của doanh nghiệp để đầu tư dự án sản xuất từ nguồn ngân sách Trung ương;

c) Được trực tiếp hỗ trợ lãi vay nhằm đầu tư các dự án sản xuất từ nguồn ngân sách địa phương;

d) Được hỗ trợ phát hành trái phiếu và hỗ trợ lãi suất trái phiếu theo từng dự án đầu tư.

2. Các doanh nghiệp có dự án thuộc Danh mục các dự án trong các lĩnh vực công nghệ số trọng yếu, công nghệ số trọng điểm được thực hiện cấp bù lãi suất từ nguồn chi thường xuyên của ngân sách nhà nước hàng năm theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

3. Tổ chức tín dụng có tỷ lệ cho vay trong lĩnh vực công nghệ số trọng yếu, công nghệ số trọng điểm chiếm tỷ trọng cao được hưởng các ưu đãi sau:

a) Được ưu tiên tăng mức giới hạn cho vay;

b) Được ưu tiên cộng điểm đánh giá xếp hạng tổ chức tín dụng;

c) Được ưu tiên loại trừ hệ số rủi ro khi cho vay đối với một số lĩnh vực rủi ro theo quy định của pháp luật.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Điều 22.   Nguồn tài chính cho phát triển công nghiệp công nghệ số

Nguồn tài chính cho phát triển công nghiệp công nghệ số, gồm:

1. Ngân sách Nhà nước;

2. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia;

3. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ và nguồn vốn hợp pháp khác của doanh nghiệp;

4. Quỹ đầu tư phát triển của địa phương, doanh nghiệp;

5. Nguồn vốn vay, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong và nước ngoài;

6. Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ đầu tư mạo hiểm công nghệ cao và các quỹ khác trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.

7. Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích;

8. Nguồn vốn hợp pháp khác.

 

Mục 3
Quản lý, khai thác dữ liệu số trong công nghiệp công nghệ số

 

Điều 23.   Dữ liệu số trong công nghiệp công nghệ số

Dữ liệu liệu số trong công nghiệp công nghệ số bao gồm:

1. Dữ liệu số đầu vào là dữ liệu số được thu thập, xử lý và sử dụng phục vụ trực tiếp các hoạt động sản xuất sản phẩm, cung cấp dịch vụ công nghệ số.

2. Dữ liệu số đầu ra là dữ liệu số được tạo ra trong quá trình hoạt động công nghiệp công nghệ số.

Điều 24.   Quản về dữ liệu số trong công nghiệp công nghệ số

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về dữ liệu số trong công nghiệp công nghệ số.

2. Tổ chức, cá nhân được phép chuyển nhượng, kinh doanh dữ liệu số trong công nghiệp công nghệ số theo quy định của Luật này và pháp luật khác có liên quan.

3. Nhà nước có chính sách thúc đẩy phát triển dữ liệu số trong công nghiệp công nghệ số, cụ thể:

a) Khuyến khích hoạt động nghiên cứu phát triển các công nghệ, giải pháp thu thập, lưu trữ, xử lý, đánh giá chất lượng, bảo vệ và đảm bảo an toàn dữ liệu số trong công nghiệp công nghệ số;

b) Khuyến khích hoạt động đào tạo, phát triển nhân lực về dữ liệu số;

c) Khuyến khích phát triển thị trường, sàn giao dịch dữ liệu số, hoạt động định giá dữ liệu số phù hợp với các quy định pháp luật;

d) Khuyến khích hoạt động đánh giá chất lượng dữ liệu số theo quy trình để bảo đảm chất lượng và an toàn cho sản phẩm, dịch vụ công nghệ số;

đ) Xây dựng các bộ dữ liệu mẫu hỗ trợ hoạt động phát triển sản phẩm, dịch vụ sản phẩm công nghệ số;

e) Xây dựng chính sách thúc đẩy kết hợp dữ liệu trong cơ quan nhà nước, cho phép tổ chức, cá nhân tiếp cận dữ liệu mở của cơ quan nhà nước.

4. Tổ chức, cá nhân tham gia thu thập, lưu trữ, xử lý, cung cấp, chia sẻ, giao dịch dữ liệu số trong công nghiệp công nghệ số cần tuân thủ các quy định của pháp luật về giao dịch điện tử, viễn thông, an ninh mạng, an toàn thông tin mạng, công nghiệp công nghệ số và các pháp luật khác có liên quan.

Điều 25.   Đảm bảo tiếp cận, chuyển giao dữ liệu số

1. Tổ chức, cá nhân cung cấp sản phẩm, dịch vụ công nghệ số phải tạo điều kiện cho khách hàng chuyển dữ liệu của mình sang sản phẩm, dịch vụ công nghệ số khác có cùng loại do tổ chức, cá nhân khác cung cấp. Tổ chức, cá nhân cung cấp sản phẩm, dịch vụ công nghệ số không được áp đặt, gây trở ngại thương mại, kỹ thuật, hợp đồng và biện pháp ngăn cản khách hàng thực hiện chuyển dữ liệu số.

2. Tổ chức, cá nhân cung cấp sản phẩm, dịch vụ công nghệ số được đối xử công bằng trong tiếp cận dữ liệu mở của cơ quan nhà nước.

Điều 26.   Đảm bảo an toàn dữ liệu số

1. Dữ liệu số đầu vào là dữ liệu số phi cá nhân hoặc là dữ liệu số đã được thực hiện phi cá nhân hóa dữ liệu theo quy định tại Điều 25 hoặc là dữ liệu cá nhân tuân thu các quy định pháp luật về dữ liệu cá nhân.

2. Tổ chức, cá nhân hoạt động công nghiệp công nghệ số có trách nhiệm đảm bảo an toàn dữ liệu số đầu vào và dữ liệu số đầu ra tuân thủ các quy định pháp luật về dữ liệu và dữ liệu cá nhân.

Điều 27.   Quy trình phi cá nhân hóa dữ liệu số trong công nghiệp công nghệ số

1. Phi cá nhân hóa dữ liệu số là hoạt động áp dụng các phương pháp, quy trình, công cụ kỹ thuật loại bỏ các thông tin, dữ liệu cá nhân để phục vụ cho hoạt động công nghiệp công nghệ số.

2. Dữ liệu số đã thực hiện quy trình phi cá nhân hóa dữ liệu số tuân thủ theo quy định được coi là dữ liệu số phi cá nhân.

3. Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với các bộ, ngành liên quan thống nhất, ban hành quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn và chứng nhận đối với việc phi cá nhân hóa dữ liệu số đối với dữ liệu số dùng trong công nghiệp công nghệ số phù hợp với pháp luật về tiêu chuẩn, chất lượng và pháp luật khác có liên quan.

Điều 28.    Bảo đảm chất lượng dữ liệu số trong công nghiệp công nghệ số

1. Việc bảo đảm chất lượng dữ liệu số trong công nghiệp công nghệ số được thực hiện theo theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, chất lượng.

2. Hoạt động bảo đảm chất lượng dữ liệu số trong công nghiệp công nghệ số bao gồm:

a. Xây dựng quy trình và phương pháp kiểm soát chất lượng dữ liệu;

b. Đào tạo và tư vấn quản lý chất lượng dữ liệu;

c. Xây dựng và phổ biến tiêu chuẩn chất lượng dữ liệu;

d. Đánh giá chất lượng dữ liệu;

đ. Hỗ trợ nâng cao chất lượng dữ liệu.

3. Tiêu chí đánh giá chất lượng dữ liệu bao gồm:

a. Nội dung dữ liệu số;

b. Cấu trúc dữ liệu số;

c. Hệ thống quản lý dữ liệu;

d. Các vấn đề khác (nếu có).

4. Hoạt động đánh giá, bảo đảm chất lượng dữ liệu số trong công nghiệp công nghệ số bao gồm:

a. Tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có trách nhiệm tự đánh giá và công bố chất lượng dữ liệu số trong sản phẩm, dịch vụ công nghệ số theo quy định tại khoản 3 Điều này;

b. Bộ Thông tin và Truyền thông quy định hoạt động đánh giá, bảo đảm chất lượng dữ liệu số và các trường hợp cần đánh giá chất lượng dữ liệu đối với sản phẩm, dịch vụ công nghệ số.

Điều 29.   Quy định thu thập, sử dụng và kinh doanh dữ liệu số xuyên biên giới

1. Chính phủ thống nhất quản lý luồng dữ liệu số xuyên biên giới theo lĩnh vực.

2. Tổ chức, cá nhân hoạt động công nghiệp công nghệ số tại Việt Nam có trách nhiệm cung cấp thông tin về dữ liệu số lưu chuyển xuyên biên giới.

3. Tổ chức, cá nhân có trụ sở tại Việt Nam thực hiện hoạt động trung gian dữ liệu số mà không phục vụ cho các sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách hàng tại Việt Nam không có trách nhiệm thực hiện khoản 1, 2 Điều này.

 

Mục 4
Thông minh hoá các ngành lĩnh vực thông qua hội tụ công nghệ số
 

 

Điều 30.   Thông minh hoá các ngành, lĩnh vực thông qua hội tụ công nghệ số

1. Việc ứng dụng công nghệ số để thông minh hoá các ngành, lĩnh vực là việc hội tụ các công nghệ số vào các hoạt động quản lý, điều hành, sản xuất và phát triển trong mọi ngành, lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, nhờ đó, tối ưu hóa hiệu suất, hiệu quả sử dụng tài nguyên, khả năng tự động thích ứng với sự thay đổi của các ngành, lĩnh vực, đồng thời tạo ra những sản phẩm, dịch vụ mới có giá trị gia tăng cao.

2. Thông minh hóa các ngành lĩnh vực bao gồm:

a)  Sản xuất thông minh;

b) Nhà máy thông minh;

c) Khu, cụm công nghiệp thông minh;

d) Nông nghiệp thông minh;

đ) Giao thông thông minh;

e) Y tế thông minh;

g) Giáo dục thông minh;

h) Năng lượng thông minh;

i) Đô thị thông minh;

k) Thông minh hóa ngành, lĩnh vực khác.

Điều 31.   Thúc đẩy thông minh hóa các ngành, lĩnh vực

1.  Các Bộ trong phạm vi quản lý ngành, lĩnh vực của mình chịu trách nhiệm xây dựng chương trình 05 năm và kế hoạch hành động hằng năm thực hiện thông minh hóa mỗi ngành, lĩnh vực.

2. Bộ, ngành, địa phương trong phạm vi quản lý ngành, lĩnh vực có các chính sách thúc đẩy thông minh hóa các ngành lĩnh vực thông qua:

a) Ban hành tiêu chuẩn, mô hình, cấp độ thông minh hóa các ngành lĩnh vực;

b) Xây dựng hạ tầng công nghệ số hỗ trợ thông minh hóa các ngành, lĩnh vực;

c) Thúc đẩy hoạt động nghiên cứu phát triển công nghệ số thông minh;

d) Thúc đẩy hoạt động hợp tác quốc tế, chuyển giao công nghệ số thông minh;

đ) Ưu tiên cho phép thử nghiệm, ứng dụng các sản phẩm, dịch vụ số phục vụ thông minh hóa các ngành, lĩnh vực.

3. Chính phủ quy định việc đánh giá mức độ thông minh hóa các ngành, lĩnh vực hằng năm và theo giai đoạn.

 

Mục 5
Thúc đẩy tiêu chuẩn hóa và chứng nhận cho công nghiệp công nghệ số

 

Điều 32.   Thúc đẩy tiêu chuẩn hóa trong hoạt động công nghiệp công nghệ số

         1. Hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho hoạt động nghiệp công nghệ số bao gồm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về sản phẩm, dịch vụ, quy trình công nghiệp công nghệ số.

         2. Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành quy chuẩn kỹ thuật, quy định bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc gia trong hoạt động công nghiệp công nghệ số.

         3. Bộ Thông tin và Truyền thông công bố các tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài khuyến khích áp dụng trong hoạt động công nghiệp công nghệ số.

         4. Các Bộ trong phạm vi quản lý ngành, lĩnh vực của mình chịu trách nhiệm áp dụng quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn công nghiệp công nghệ số đối với các sản phẩm, dịch vụ công nghệ số ứng dụng trong ngành, lĩnh vực của mình phụ trách.

Điều 33.   Nguyên tắc quản lý chất lượng sản phẩm, dịch vụ công nghệ số

1. Quản lý chất lượng sản phẩm, dịch vụ công nghệ số thực hiện theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

2. Đánh giá sự phù hợp sản phẩm, dịch vụ công nghệ số được thực hiện tại các tổ chức đánh giá sự phù hợp được cơ quan nhà nước chỉ định, hoặc được thừa nhận, đơn phương thừa nhận.

 

Mục 6
Nguồn nhân lực công nghệ số


Điều 34.   Phát triển nguồn nhân lực công nghệ số

1. Nhà nước hỗ trợ các hoạt động phát triển nguồn nhân lực công nghệ số bao gồm: đào tạo các kỹ năng công nghệ số đáp ứng yêu cầu phát triển; Hỗ trợ liên kết tìm kiếm việc làm; Đánh giá kỹ năng công nghệ số; Thông tin, số liệu nhu cầu nguồn nhân lực; Hỗ trợ tổ chức hợp tác giữa doanh nghiệp, hiệp hội, viện nghiên cứu và trường học trong đào tạo nguồn nhân lực công nghệ số; Hỗ trợ kết nối với các tổ chức nước ngoài trong đào tạo nguồn nhân lực; Hỗ trợ đào tạo người dân sử dụng sản phẩm, dịch vụ công nghệ số; Hỗ trợ tổ chức các chương trình thu hút lao động công nghệ số chất lượng cao và các hoạt động hỗ trợ khác.

2. Chương trình phát triển công nghiệp công nghệ số sử dụng ngân sách nhà nước được dành kinh phí cho các hoạt động tại Khoản 1 Điều này.

Điều 35.   Phát triển cơ sở đào tạo nhân lực công nghệ số

1. Cơ sở đào tạo trong hoạt động đào tạo về công nghệ số được hưởng chính sách đặc biệt ưu đãi đầu tư.

2. Nhà nước ưu tiên đầu tư, xây dựng một số cơ sở đào tạo công nghệ số đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Điều 36.   Thu hút nhân lực công nghệ số chất lượng cao

1.  Nhân lực công nghệ số chất lượng cao là người Việt Nam, chuyên gia nước ngoài có trình độ và kỹ năng đáp ứng các tiêu chí theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.

2. Nhân lực công nghệ số chất lượng cao theo quy định tại khoản 1 Điều này khi tham gia vào các hoạt động thiết kế, sản xuất các sản phẩm công nghệ số trọng điểm, trọng yếu là đối tượng được hưởng ưu đãi cao nhất về thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân

3. Nhân lực công nghệ số chất lượng cao là người nước ngoài được ưu tiên xem xét rút ngắn quy trình thủ tục thẩm định cấp giấy phép lao động.

4. Nhà nước có cơ chế, chính sách ưu đãi đặc biệt nhằm thu hút, sử dụng nhân tài là tinh hoa của thế giới để phát triển ngành công nghiệp công nghệ số, bao gồm:

a) Tạo môi trường làm việc, sống thuận lợi;

b) Chế độ tiền lương, phụ cấp, bảo hiểm;

c) Ưu đãi cao nhất về thuế thu nhập cá nhân;

d) Tạo điều kiện tham gia hoạt động hợp tác quốc tế về công nghiệp công nghệ số.

5. Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này.

Điều 37.   Khung năng lực số

1. Khung năng lực số là tập hợp các kiến thức, kỹ năng và nhận thức giúp người dân tham gia chủ động và an toàn với các công nghệ số.

2. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia trực tiếp hoặc có liên quan đến xây dựng chương trình đào tạo và hoạt động đánh giá theo khung năng lực số.

3. Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành khung năng lực số và công bố nền tảng số đánh giá năng lực số.

Điều 38.   Chuẩn kỹ năng cho nhân lực công nghệ số chuyên nghiệp

1. Chuẩn kỹ năng cho nhân lực công nghệ số chuyên nghiệp là hệ thống các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng công nghệ số mà người làm việc trong lĩnh vực công nghệ số cần đạt để có thể thực hiện một hoặc một nhóm công việc cụ thể.

2. Khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp xây dựng các chuẩn kỹ năng cho nhân lực công nghệ số chuyên nghiệp.

3. Bộ Thông tin và Truyền thông công bố các chuẩn kỹ năng cho nhân lực công nghệ số chuyên nghiệp khuyến khích áp dụng.

4. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá nhân lực đáp ứng chuẩn kỹ năng cho nhân lực công nghệ số chuyên nghiệp.

5. Chính phủ quy định chi tiết việc đánh giá đáp ứng chuẩn kỹ năng cho nhân lực công nghệ số chuyên nghiệp.

Điều 39.   Đào tạo công nghệ số trên môi trường điện tử

1. Nhà nước khuyến khích thử nghiệm các nền tảng công nghệ, ứng dụng trí tuệ nhân tạo và các công nghệ số mới trong giáo dục đại học.

2. Chính phủ quy định công nhận tương đương kết quả đào tạo đối với các khóa đào tạo trên môi trường điện tử.

3. Nhà nước đầu tư hạ tầng công nghệ số, cơ sở vật chất, trang thiết bị, học liệu số để phát triển đào tạo công nghệ số trên môi trường điện tử.

 

 

Mục 7
Hợp tác quốc tế trong công nghiệp công nghệ số

Điều 40.   Chính sách hợp tác quốc tế trong công nghiệp công nghệ số

1. Hợp tác quốc tế về công nghiệp công nghệ số thực hiện trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng và cùng có lợi.

2. Tuân thủ điều ước quốc tế về công nghệ số mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

3. Ưu tiên tham gia các thỏa thuận quốc tế, điều ước quốc tế có lợi cho việc thúc đẩy phát triển công nghệ số mới, công nghệ số nền tảng phù hợp với lợi ích và năng lực của Việt Nam.

4. Khuyến khích hợp tác và hỗ trợ của quốc tế cho công tác quản lý nhà nước, đào tạo nguồn nhân lực, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, nghiên cứu, phát triển các công nghệ, tiêu chuẩn, trí tuệ nhân tạo, vi mạch bán dẫn.

5. Nhà nước hỗ trợ, thúc đầy phát triển thị trường công nghệ số ở nước ngoài; tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại quốc tế cho sản phẩm, dịch vụ công nghệ số.

Điều 41.   Nội dung hợp tác quốc tế

1. Tham gia các tổ chức quốc tế, hội, hiệp hội ở nước ngoài.

2. Tham gia các hoạt động nghiên cứu - phát triển, đào tạo, tư vấn, hội nghị, hội thảo về công nghiệp công nghệ số của tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế ở trong nước và nước ngoài.

3. Thành lập tổ chức công nghiệp công nghệ số có vốn nước ngoài ở Việt Nam và thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức công nghiệp công nghệ số của Việt Nam ở nước ngoài.

4. Xây dựng và thực hiện chương trình, dự án chung về công nghệ số trong khuôn khổ thỏa thuận song phương, đa phương, khu vực, liên khu vực và quốc tế.

5. Tìm kiếm, giới thiệu, thu hút, thuê chuyên gia là người Việt Nam ở nước ngoài, chuyên gia nước ngoài tham gia vào chương trình, dự án nghiên cứu phát triển công nghiệp công nghệ số, chương trình đào tạo nhân lực công nghệ số ở Việt Nam.

6. Ký kết, gia nhập và thực hiện các điều ước quốc tế song phương, đa phương và tham gia tổ chức khu vực, tổ chức quốc tế về công nghiệp công nghệ số.

7. Tổ chức hội thảo, hội nghị, diễn đàn, triển lãm, hội chợ công nghệ, trung tâm giới thiệu, chuyển giao công nghệ số.

8. Thực hiện chương trình, dự án hợp tác quốc tế về công nghiệp công nghệ số

9. Tìm kiếm, chuyển giao sản phẩm, dịch vụ công nghệ số của nước ngoài vào Việt Nam; hỗ trợ hợp tác với các doanh nghiệp công nghệ số nước ngoài; hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường quốc tế.

10. Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan đầu mối tổng hợp các hoạt động hội nhập và hợp tác quốc tế về công nghiệp công nghệ số. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về công nghiệp công nghệ số trong phạm vi quản lý.

Điều 42.   Phát triển mạng lưới đại diện công nghiệp công nghệ số Việt Nam ở nước ngoài

1. Đại diện công nghiệp công nghệ số thuộc cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài.

2. Đại diện công nghiệp công nghệ số ở nước ngoài có chức năng thúc đẩy hoạt động ngoại thương về công nghệ số, thúc đẩy, hỗ trợ bảo vệ lợi ích kinh tế, thương mại doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.

 

Mục 8
Khu công nghệ số tập trung


Điều 43.   Đầu tư, thu hút nguồn lực phát triển khu công nghệ số tập trung

1.  Nhà nước có chính sách đặc biệt ưu đãi đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghệ số tập trung.

2.  Nhà nước uu tiên, bố trí nguồn vốn ngân sách đầu tư xây dựng các hạ tầng kỹ thuật thiết yếu, không phục vụ mục đích kinh doanh trong khu công nghệ số tập trung.

3.  Tài sản kết cấu hạ tầng công nghiệp công nghệ số được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước được quản lý, sử dụng theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.

Điều 44.   Quy định thành lập, mở rộng và công nhận khu công nghệ số tập trung

1.  Điều kiện thành lập, mở rộng khu công nghệ số tập trung:

a)      Phù hợp với chính sách của Nhà nước về phát triển công nghệ số, công nghiệp công nghệ số;

b)     Phù hợp với Quy hoạch phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông, Quy hoạch vùng và Quy hoạch tỉnh;

c)      Có quy mô diện tích thích hợp, điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp công nghệ số;

d)     Bảo đảm sự phát triển bền vững của môi trường, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh đồng thời đảm bảo việc sử dụng tài nguyên đất hiệu quả, đúng mục tiêu.

2.  Các loại hình khu chức năng khác đang hoạt động đáp ứng tiêu chí theo quy định được xem xét công nhận khu công nghệ số tập trung.

3.  Thủ tướng Chính phủ quyết định việc thành lập, mở rộng và công nhận khu công nghệ số tập trung.

4.  Chính phủ quy định chi tiết điều kiện, tiêu chí; trình tự, thủ tục thành lập, mở rộng và công nhận khu công nghệ số tập trung.

Điều 45.   Đầu xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu công nghệ số tập trung

1.  Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thành lập, mở rộng khu công nghệ số tập trung đồng thời là Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghệ số tập trung.

2.  Lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghệ số tập trung thực hiện theo quy định tại Điều 29 của Luật Đầu tư.

3.  Trường hợp dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghệ số tập trung được thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định của Luật này, Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các quy định pháp luật có liên quan.

4.  Đối với dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghệ số tập trung được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn khác. Trình tự, thủ tục thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư và các quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 46.   Chính sách ưu đãi đối với khu công nghệ số tập trung

1.  Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghệ số tập trung được áp dụng chính sách ưu đãi đầu tư đối với địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan.

2.  Dự án đầu tư về lĩnh vực công nghệ số trong khu công nghệ số tập trung được áp dụng chính sách ưu đãi đầu tư đối với ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan.

3.  Chính phủ quy định chi tiết chính sách ưu đãi cho khu công nghệ số tập trung.

 

Mục 9
Phát triển bền vững trong công nghiệp công nghệ số


Điều 47.   Phát triển bền vững trong công nghiệp công nghệ số

1. Nhà nước có cơ chế hỗ trợ, ưu tiên áp dụng các quy trình tái sử dụng, tái chế, tái sản xuất, tân trang, sửa chữa và chia sẻ nhằm tạo ra các vòng lặp kín cho tài nguyên sử dụng trong hoạt động công nghiệp công nghệ số, giúp bảo tồn nguồn tài nguyên và làm giảm các tác động ô nhiễm đến môi trường.

2. Tổ chức, doanh nghiệp hoạt động công nghiệp công nghệ số có trách nhiệm, nghĩa vụ như sau:

a) Xây dựng kế hoạch xác định và quản lý rủi ro, tác động xã hội và môi trường;

b) Thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ trong công nghiệp công nghệ số;

c) Thực hiện nghĩa vụ thuế carbon theo quy định của pháp luật;

3. Chính phủ quy định chi tiết nội dung này.

Điều 48.   Phát triển sản phẩm, dịch vụ công nghệ số thân thiện môi trường

1. Sản phẩm, dịch vụ công nghệ số thân thiện với môi trường phải bảo đảm đáp ứng các tiêu chí và được chứng nhận bởi cơ quan có thẩm quyền.

2. Nhà nước có cơ chế ưu tiên thuê, mua sắm, đặt hàng đối với sản phẩm, dịch vụ công nghệ số thân thiện với môi trường.

3. Bộ Thông tin và Truyền thông quy định tiêu chí, đánh giá và chứng nhận đối với sản phẩm phần mềm thân thiện môi trường. Đối với thiết bị số được thực hiện theo quy định về Nhãn sinh thái Việt Nam theo pháp luật về bảo vệ môi trường.

4. Việt Nam công nhận sản phẩm, dịch vụ công nghệ số thân thiện môi trường đã được tổ chức quốc tế, quốc gia ký thỏa thuận công nhận lẫn nhau với Việt Nam chứng nhận.

Điều 49.   Điều kiện thực hiện dịch vụ tân trang, phân phối sản phẩm công nghệ số đối với các sản phẩm thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu.

1. Tổ chức, doanh nghiệp thực hiện dịch vụ tân trang sản phẩm công nghệ số đã qua sử dụng thuộc Danh mục hàng hoá cấm nhập khẩu phải có Giấy phép kinh doanh dịch vụ tân trang sản phẩm công nghệ số.

2. Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ tân trang sản phẩm công nghệ số bao gồm:

a) Tổ chức, doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;

b) Sản phẩm tân trang thuộc sở hữu của tổ chức, doanh nghiệp thực hiện dịch vụ tân trang hoặc được sự cho phép của chủ sở hữu sản phẩm;

c) Có công nghệ, phương pháp, máy móc, thiết bị phù hợp đáp ứng quy trình tân trang và bảo đảm quy định pháp luật về bảo vệ môi trường;

d) Có quy trình kiểm tra chất lượng để bảo đảm sản phẩm công nghệ số được tân trang đạt được thông số kỹ thuật và chất lượng tương đương với thông số kỹ thuật và chất lượng của chính loại hàng hóa đó khi chưa qua sử dụng;

3. Chính phủ quy định chi tiết hồ sơ, trình tự thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ tân trang sản phẩm công nghệ số.

4. Bộ Thông tin và Truyền thông cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ tân trang sản phẩm công nghệ số.

5. Sản phẩm công nghệ số tân trang thực hiện theo quy định tại Điều này được phép phân phối tại thị trường trong nước. Sản phẩm công nghệ số tân trang phải dán nhãn hiệu bằng tiếng Việt ghi rõ sản phẩm tân trang khi phân phối tại thị trường trong nước; có chế độ bảo hành như sản phẩm mới của nhà sản xuất.

 

Mục 10
Thông tin về công nghiệp công nghệ số


Điều 50.   Hệ thống thông tin quốc gia về công nghiệp công nghệ số

1.  Hệ thống thông tin quốc gia về công nghiệp công nghệ số được xây dựng tập trung, thống nhất từ trung ương đến địa phương, đồng bộ, đa mục tiêu và kết nối liên thông trên phạm vi cả nước.

2.  Hệ thống thông tin quốc gia về công nghiệp công nghệ số được xây dựng phục vụ công tác quản lý nhà nước về công nghiệp công nghệ số; kết nối, chia sẻ dữ liệu với các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu của các Bộ, ngành, địa phương.

3.  Hệ thống thông tin quốc gia về công nghiệp công nghệ số bao gồm các thành phần cơ bản sau đây:

a) Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin;

b) Nền tảng số;

c) Cơ sở dữ liệu về công nghiệp công nghệ số.

Điều 51.   Cơ sở dữ liệu công nghiệp công nghệ số

1.  Cơ sở dữ liệu công nghiệp công nghệ số gồm:

a) Thông tin về doanh nghiệp công nghệ số;

b) Thông tin về sản phẩm công nghệ số trọng điểm, trọng yếu;

c) Thông tin về hệ thống trí tuệ nhân tạo;

d) Thông tin về nhu cầu, kế hoạch đầu tư và các dự án đã triển khai mua sắm sản phẩm, dịch vụ công nghệ số của cơ quan nhà nước;

đ) Thông tin về hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm, dịch vụ công nghệ số;

e) Thông tin về dự báo nhu cầu việc làm trong ngành công nghiệp công nghệ số;

g) Chính sách, quy định đối với ngành công nghiệp công nghệ số;

h) Thông tin liên quan khác về công nghiệp công nghệ số.

2.  Cơ sở dữ liệu công nghiệp công nghệ số được xây dựng đồng bộ, thống nhất trong phạm vi cả nước.

3.  Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông quy định về nội dung, cấu trúc và kiểu thông tin cơ sở dữ liệu công nghiệp công nghệ số.

Điều 52.   Quản cơ sở dữ liệu công nghiệp công nghệ số

1.  Cơ sở dữ liệu công nghiệp công nghệ số phải được bảo đảm an ninh, an toàn theo quy định của pháp luật.

2.  Cơ sở dữ liệu công nghiệp công nghệ số được quản lý tập trung và được phân cấp quản lý theo trách nhiệm quản lý của cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương.

3.  Cơ sở dữ liệu công nghiệp công nghệ số phải được cập nhật đầy đủ, chính xác, kịp thời, bảo đảm phù hợp với hiện trạng ngành công nghiệp công nghệ số.

4.  Cơ sở dữ liệu công nghiệp công nghệ số được kết nối với các cơ sở dữ liệu quốc gia liên quan đến doanh nghiệp để cập nhật, chia sẻ, khai thác, sử dụng thông tin. Việc kết nối liên thông phải bảo đảm hiệu quả, an toàn, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

5.  Việc khai thác thông tin trong cơ sở dữ liệu công nghiệp công nghệ số được quy định như sau:

a) Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu của Bộ, ngành, địa phương, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được khai thác thông tin trong cơ sở dữ liệu công nghiệp công nghệ số thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình;

b) Tổ chức, doanh nghiệp được khai thác thông tin của mình trong cơ sở dữ liệu công nghiệp công nghệ số;

c) Tổ chức, cá nhân không thuộc quy định tại điểm b và điểm c khoản này có nhu cầu khai thác thông tin trong cơ sở dữ liệu công nghiệp công nghệ số phải được sự đồng ý của cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu công nghiệp công nghệ số theo quy định của pháp luật;

d) Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp được tiếp cận, khai thác thông tin, dữ liệu về công nghiệp công nghệ số theo quy định của pháp luật. Khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp phản hồi, cung cấp, bổ sung thông tin cho cơ sở dữ liệu công nghiệp công nghệ số;

e) Việc khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu trong cơ sở dữ liệu công nghiệp công nghệ số phải trả phí khai thác, sử dụng thông tin, số liệu về công nghiệp công nghệ số và giá cung cấp dịch vụ thông tin, dữ liệu về công nghiệp công nghệ số theo quy định;

g) Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí khai thác và sử dụng tài liệu công nghiệp công nghệ số từ Hệ thống thông tin quốc gia về công nghiệp công nghệ số; Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định giá sản phẩm, dịch vụ gia tăng sử dụng thông tin từ cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin về công nghiệp công nghệ số theo quy định của pháp luật về giá.

Điều 53.   Tạo lập, thu thập dữ liệu phục vụ xây dựng cơ sở dữ liệu công nghiệp công nghệ số

1.  Thông tin về công nghiệp công nghệ số được thu thập bảo đảm chính xác, đầy đủ, kịp thời.

2.  Tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ số định kỳ 6 tháng hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm cung cấp thông tin về hoạt động công nghiệp công nghệ số theo quy định tại Khoản 1 Điều này trên Hệ thống quản lý, thúc đẩy công nghiệp công nghệ số quốc gia.

3.  Thu thập dữ liệu liên quan công nghiệp công nghệ số từ các cơ sở dữ liệu ở địa phương và trung ương.

Điều 54.   Bảo đảm kinh phí xây dựng, quản lý, vận hành, bảo trì, nâng cấp hệ thống thông tin quốc gia về công nghiệp công nghệ số

1.  Kinh phí xây dựng, quản lý, vận hành, bảo trì, nâng cấp hệ thống thông tin quốc gia về công nghiệp công nghệ số được sử dụng từ nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn khác theo quy định của pháp luật.

2.  Ngân sách trung ương bảo đảm cho các hoạt động xây dựng, quản lý, vận hành, bảo trì, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin và phần mềm của Hệ thống thông tin quốc gia về công nghiệp công nghệ số; xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu công nghiệp công nghệ số.

3.  Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực tham gia đầu tư xây dựng, cung cấp dịch vụ hệ thống hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin; cung cấp các phần mềm tiện ích, phần mềm ứng dụng trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu công nghiệp công nghệ số và khai thác thông tin, dữ liệu công nghiệp công nghệ số và cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng từ cơ sở dữ liệu công nghiệp công nghệ số.

Điều 55.   Bảo đảm an toàn về chế độ bảo mật thông tin, dữ liệu của cơ sở dữ liệu công nghiệp công nghệ số

1.  Hệ thống thông tin quốc gia về công nghiệp công nghệ số phải được bảo đảm an toàn theo quy định của pháp luật về an toàn thông tin mạng theo cấp độ và quy định khác của pháp luật có liên quan.

2.  Việc in, sao, vận chuyển, giao nhận, truyền dữ liệu, lưu giữ, bảo quản, cung cấp thông tin, dữ liệu và hoạt động khác có liên quan đến dữ liệu thuộc phạm vi bí mật nhà nước phải tuân theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.

Điều 56.   Trách nhiệm xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác Hệ thống thông tin quốc gia về công nghiệp công nghệ số

1.  Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm sau:

a) Tổ chức xây dựng hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin tại trung ương và xây dựng phần mềm của Hệ thống thông tin quốc gia về công nghiệp công nghệ số;

b) Quản lý, vận hành, bảo trì, nâng cấp phần mềm của và Hệ thống thông tin quốc gia về công nghiệp công nghệ số và hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin tại trung ương;

c) Xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu công nghiệp công nghệ số;

d) Tích hợp, quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu công nghiệp công nghệ số trên phạm vi cả nước;

đ) Kết nối, chia sẻ thông tin từ cơ sở dữ liệu công nghiệp công nghệ số với cổng dịch vụ công quốc gia, các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu các Bộ, ngành, địa phương và cung cấp thông tin về công nghiệp công nghệ số cho các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

2.  Các Bộ, ngành, cơ quan có liên quan có trách nhiệm kết nối, chia sẻ kết quả điều tra cơ bản và các thông tin có liên quan đến công nghiệp công nghệ số cho Bộ Thông tin và Truyền thông để cập nhật vào cơ sở dữ liệu công nghiệp công nghệ số.

3.  Chính phủ quy định chi tiết việc xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác Hệ thống thông tin quốc gia về công nghiệp công nghệ số.

 

Mục 11
Ủy ban thúc đẩy công nghiệp công nghệ số quốc gia

 

Điều 57.   Chức năng của Ủy ban thúc đẩy phát triển công nghiệp công nghệ số Quốc gia

Nhà nước thành lập Ủy ban thúc đẩy phát triển công nghiệp công nghệ số Quốc gia là tổ chức chỉ đạo và điều phối giải quyết các công việc liên quan đến hợp tác, đầu tư, triển khai cá dự án, chương trình thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp công nghệ số.

Điều 58.   Cơ cấu của Ủy ban thúc đẩy phát triển công nghiệp công nghệ số Quốc gia

1. Chủ tịch Ủy ban là Lãnh đạo Chính phủ, chỉ đạo, điều hành toàn diện về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của Ủy ban; phân công nhiệm vụ các thành viên Ủy ban; ban hành chương trình, kế hoạch công tác, kiểm tra hằng năm của Ủy ban.

2. Thành viên Ủy ban là Bộ trưởng các Bộ quản lý chuyên ngành, có nhiệm vụ chỉ đạo hoàn thiện cơ chế chính sách, huy động nguồn lực hỗ trợ phát triển công nghiệp công nghiệp số; giải quyết các thủ tục, tháo gỡ các vướng mắc thuộc thẩm quyền trách nhiệm của ngành, liên ngành, liên vùng để bảo đảm tạo môi trường thuận lợi cho phát triển công nghiệp công nghiệp số 

3. Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan thường trực của Ủy ban, có trách nhiệm tham mưu, giúp việc, phục vụ hoạt động của Ủy ban.

 

Chương IV. THÚC ĐẨY, PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM, DỊCH VỤ CÔNG NGHỆ SỐ

 

Mục 1
Nghiên cứu, phát triển sản phẩm, dịch vụ công nghệ số 

Điều 59.   Khuyến khích đầu tư vào các hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm, dịch vụ công nghệ số

1. Nhà nước khuyến khích đầu tư nghiên cứu phát triển các sản phẩm sản phẩm, dịch vụ công nghệ số để chuyển đổi số toàn diện, căn bản trong các ngành, lĩnh vực. Trong đó, ưu tiên phát triển các sản phẩm, dịch vụ công nghệ số để chuyển đổi số các ngành, lĩnh vực tạo ra sự thay đổi căn bản về năng suất lao động và giá trị gia tăng.

2. Hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu phát triển, sản xuất mẫu thử, xây dựng và đánh giá tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm, dịch vụ công nghệ số.

3. Hỗ trợ nâng cao năng lực trong nghiên cứu và phát triển sản phẩm cho các doanh nghiệp.

4. Xây dựng mạng lưới chuyên gia tư vấn sản xuất hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển công nghệ số.

5. Huy động các nguồn lực đầu tư cho nghiên cứu, thiết kế và làm chủ công nghệ trong ngành công nghiệp công nghệ số.

Điều 60.   Xây dựngphát triển các trung tâm nghiên cứu công nghệ số

1. Nhà nước có chính sách khuyến khích, hỗ trợ xây dựng các trung tâm nghiên cứu công nghệ số; hình thành mạng lưới trung tâm nghiên cứu công nghệ số.

2. Căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển công nghiệp công nghệ số từng thời kỳ, Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan có liên quan xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch đầu tư xây dựng các trung tâm nghiên cứu công nghệ số.

Điều 61.   Hỗ trợ tài chính và cơ sở vật chất cho các dự án nghiên cứu và phát triển

1. Nhà nước bố trí hỗ trợ một phần kinh phí thực hiện chương trình hỗ trợ nghiên cứu phát triển, sản xuất mẫu sản phẩm công nghệ số trọng điểm, trọng yếu trên cơ sở phân cấp ngân sách Trung ương và địa phương, đẩy mạnh thu hút các nguồn lực xã hội.

2. Ưu tiên hoạt động nghiên cứu, phát triển công nghiệp công nghệ số trong các Chương trình khoa học công nghệ cấp quốc gia.

3. Nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng miễn phí phòng thí nghiệm dùng chung và hạ tầng thông tin khác để phục vụ nghiên cứu – phát triển các sản phẩm, dịch vụ công nghệ số.

Điều 62.   Xây dựng Chương trình nghiên cứu - phát triển công nghệ số

1. Chương trình nghiên cứu - phát triển công nghệ số có mục tiêu thúc đẩy nghiên cứu, phát triển và ứng dụng các sản phẩm, dịch vụ công nghệ số theo từng thời kỳ.

2. Chương trình nghiên cứu - phát triển công nghệ số tập trung nguồn lực đầu tư cho nghiên cứu, phát triển các sản phẩm công nghệ số ứng dụng vào các ngành, lĩnh vực mang lại giá trị cao, hiệu quả cao về kinh tế - xã hội; thu hút các nhà khoa học, chuyên gia công nghệ, doanh nhân trong nước và ngoài nước tham gia Chương trình nghiên cứu - phát triển công nghệ số.

3. Nguồn tài chính thực hiện Chương trình nghiên cứu - phát triển công nghệ số bao gồm:

a) Ngân sách nhà nước hằng năm cho hoạt động khoa học, công nghệ;

b) Kinh phí từ các quỹ có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước và ngoài ngân sách nhà nước;

c) Đóng góp, tài trợ của tổ chức, cá nhân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài.

4. Việc thực hiện Chương trình nghiên cứu - phát triển công nghệ số được quy định như sau:

a) Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tổ chức triển khai, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình nghiên cứu - phát triển Công nghệ số;

b) Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan xây dựng nội dung, nhiệm vụ, cơ chế quản lý, cơ chế tài chính của Chương trình nghiên cứu - phát triển công nghệ số trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

c) Căn cứ vào Chương trình nghiên cứu - phát triển công nghệ số đã được phê duyệt, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai thực hiện nhiệm vụ được phân công, phân cấp.

 

Mục 2
Khởi nghiệp sáng tạo công nghệ số


Điều 63.   Chính sách thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo công nghệ số

1. Nhà nước có chính sách ưu tiên, khuyến khích cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo công nghệ số trên cơ sở nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công nghệ số trong các ngành, lĩnh vực để tạo ra mô hình kinh doanh mới có khả năng tăng trưởng nhanh, nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội.

2. Nhà nước khuyến khích và có các cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ để tạo môi trường nghiên cứu và phát triển, đầu tư kinh doanh thuận lợi tối đa cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo công nghệ số.

Điều 64.   Hỗ trợ khởi nghiệp thông qua các chương trình tài trợ, vay vốn và hỗ trợ tài chính

1. Nhà nước có chính sách khuyến khích các tổ chức tài chính, ngân hàng hỗ trợ vay vốn với điều kiện ưu đãi cho các doanh nghiệp sáng tạo công nghệ số trong các giai đoạn phát triển khác nhau.

2. Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ số được miễn thuế hàng hoá nhập khẩu để tạo tài sản cố định, hàng hoá nhập khẩu sử dụng trực tiếp cho nghiên cứu, phát triển công nghệ số.

3. Đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giảm bớt rào cản pháp lý, áp dụng ưu đãi về thuế và lệ phí đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.

Điều 65.   Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo công nghệ số

1. Xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, bao gồm các vườn ươm, trung tâm khởi nghiệp sáng tạo công nghệ số.

2. Xây dựng các chương trình đổi mới sáng tạo để khuyến khích doanh nghiệp áp dụng công nghệ mới vào các ngành, lĩnh vực.

3. Hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao các công nghệ mới, thực hiện thương mại hóa kết quả nghiên cứu, khai thác và phát triển tài sản trí tuệ, sản phẩm công nghệ mới có tính sáng tạo.

4. Xây dựng các mô hình hợp tác giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp và các trường đại học, viện nghiên cứu nâng cao hiệu quả hoạt động sáng tạo công nghệ số.

Điều 66.   Thúc đẩy hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo công nghệ số.

1. Tổ chức các cuộc thi, sự kiện và chương trình hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo công nghệ số.

2. Hỗ trợ thông tin, truyền thông, xúc tiến thương mại, kết nối mạng lưới khởi nghiệp sáng tạo, tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị sản xuất sản phẩm công nghệ số.

Mục 3
Cơ chế thử nghiệm sản phẩm, dịch vụ công nghệ số


Điều 67.   Mục tiêu cơ chế thử nghiệm sản phẩm, dịch vụ công nghệ số

1. Cơ chế thử nghiệm sản phẩm, dịch vụ công nghệ số (sau đây gọi là cơ chế thử nghiệm) là việc cho phép thử nghiệm tạm thời có kiểm soát và được giới hạn về không gian, thời gian, phạm vi, đối tượng thử nghiệm đối với sản phẩm, dịch vụ công nghệ số.

2. Sản phẩm, dịch vụ công nghệ số được xem xét áp dụng cơ chế thử nghiệm là sản phẩm, dịch vụ công nghệ số có tính đổi mới sáng tạo, có khả năng mang lại hiệu quả cao, đột phá về kinh tế - xã hội hoặc tạo ra mô hình kinh doanh mới bằng cách hội tụ trong lĩnh vực công nghệ số hoặc giữa công nghệ số và các ngành lĩnh vực khác mà chưa có pháp luật điều chỉnh hoặc khác với quy định của pháp luật hiện hành , cụ thể thuộc một trong hai trường hợp sau:

a) Trường hợp các luật hoặc quy định quản lý việc cấp phép không đưa ra các tiêu chuẩn, tiêu chí, yêu cầu quản lý cho việc áp dụng cho sản phẩm, dịch vụ công nghệ số hội tụ;

b) Trường hợp việc áp dụng tiêu chuẩn, tiêu chí, yêu cầu quản lý trong các luật hoặc quy định quản lý việc cấp phép chưa rõ ràng hoặc chưa hợp lý.

3. Mục tiêu triển khai cơ chế thử nghiệm

a) Thúc đẩy đổi mới sáng tạo việc ứng dụng các sản phẩm, dịch vụ công nghệ số trong các ngành kinh tế - xã hội;

b) Tạo môi trường thử nghiệm nhằm đánh giá rủi ro, chi phí, lợi ích của sản phẩm, dịch vụ công nghệ số thử nghiệm;

c) Hạn chế rủi ro xảy ra khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ công nghệ số do doanh nghiệp tham gia thử nghiệm cung cấp;

d) Kết quả triển khai, thử nghiệm là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện hệ thống pháp luật trong trường hợp cần thiết.

Điều 68.   Nguyên tắc xét duyệt thử nghiệm

1. Bảo đảm bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong việc tham gia và thực hiện các quyền, nghĩa vụ trong quá trình thử nghiệm.

2. Bảo đảm công khai, minh bạch về tiêu chí, điều kiện, quy trình đánh giá lựa chọn.

3. Việc doanh nghiệp được tham gia thử nghiệm không đồng nghĩa với việc doanh nghiệp được cấp giấy phép để cung ứng sản phẩm, dịch vụ công nghệ số thử nghiệm ra thị trường.

 4. Doanh nghiệp không tham gia thử nghiệm chưa được cho phép tham gia thử nghiệm phải tuân thủ quy định hiện hành về doanh nghiệp, đầu tư và pháp luật khác có liên quan.

Điều 69.   Triển khai chế thử nghiệm

1. Thời gian thử nghiệm tối đa hai (02 năm) tính từ thời điểm được cơ quan có thẩm quyền cho phép thử nghiệm. Thời gian thử nghiệm có thể được gia hạn hoặc kết thúc theo quy định tại Điều 54 của Luật này.

2. Không gian thử nghiệm được giới hạn trên lãnh thổ Việt Nam.

3. Phạm vi thử nghiệm:

a) Doanh nghiệp tham gia thử nghiệm chỉ được cung cấp sản phẩm trong phạm vi cho phép thử nghiệm;

b) Phạm vi thử nghiệm tùy thuộc vào sản phẩm, dịch vụ công nghệ số đề xuất thử nghiệm; đề xuất của doanh nghiệp tham gia thử nghiệm tại hồ sơ và ý kiến của các cơ quan có liên quan.

3. Cơ quan có thẩm quyền quyết định về thời gian, không gian, phạm vi, đối tượng tham gia thử nghiệm.

4. Thẩm quyền cho phép triển khai cơ chế thử nghiệm

a) Bộ, cơ quan ngang bộ, ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với bộ, ngành, cơ quan có liên quan cho phép thử nghiệm sản phẩm, dịch vụ công nghệ số thử nghiệm trong phạm vi lĩnh vực, địa bàn quản lý hoặc theo phân công của cấp thẩm quyền;

b) Trong trường hợp cần thiết, Bộ, cơ quan ngang bộ, ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể thành lập Hội đồng liên ngành để tư vấn cho phép thử nghiệm.

5. Đầu mối nhận, xử lý hồ sơ đề nghị thử nghiệm

a) Bộ, cơ quan ngang bộ, ủy ban nhân dân cấp tỉnh có sản phẩm, dịch vụ công nghệ số thử nghiệm trong phạm vi, lĩnh vực phụ trách là đầu mối nhận, xử lý hồ sơ đề nghị thử nghiệm;

b) Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu thử nghiệm sản phẩm, dịch vụ công nghệ số nhưng chưa rõ phải gửi hồ sơ đề nghị đến bộ, ngành, địa phương nào thì có thể gửi Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ để giao một Bộ, cơ quan ngang bộ, ủy ban nhân dân cấp tỉnh là đầu mối xử lý;

c) Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu thử nghiệm sản phẩm, dịch vụ công nghệ số gửi hồ sơ đề nghị đến nhiều Bộ, cơ quan ngang bộ, ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì các Bộ, cơ quan ngang bộ, ủy ban nhân dân cấp tỉnh nhận được hồ sơ đề nghị của doanh nghiệp báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, giao một Bộ, cơ quan ngang bộ, ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm đầu mối xử lý.

Điều 70.   Hồ sơ đề nghị thử nghiệm

Hồ sơ đề nghị thử nghiệm sản phẩm, dịch vụ công nghệ số (sau đây gọi là hồ sơ đề nghị) gồm hai (02) bộ hồ sơ đề nghị và hai (02) đĩa CD lưu trữ bản quét bộ hồ sơ đề nghị đầy đủ, mỗi bộ hồ sơ đề nghị bao gồm các tài liệu cụ thể như sau:

a) Đơn đề nghị tham gia thử nghiệm sản phẩm, dịch vụ công nghệ số;

b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định pháp luật;

c) Kế hoạch thử nghiệm, bao gồm: thời gian thử nghiệm; không gian thử nghiệm; phạm vi thử nghiệm; đối tượng tham gia thử nghiệm;

d) Báo cáo đánh giá tác động đến thị trường và lợi ích người sử dụng;

đ) Phương án đảm bảo an toàn (bảo vệ tính mạng, bảo mật thông tin cá nhân của người sử dụng; bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội); phương án bảo mật và an toàn thông tin mạng trong quá trình thử nghiệm sản phẩm, dịch vụ công nghệ số; các biện pháp kiểm soát rủi ro; cơ chế giải quyết khiếu nại của người sử dụng; phạm vi và các biện pháp bồi thường thiệt hại;

e) Phương án kỹ thuật (gồm tài liệu về đặc tính kỹ thuật, tham số kỹ thuật của sản phẩm, dịch vụ; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của sản phẩm, dịch vụ công nghệ số; tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, dịch vụ công nghệ số; các biện pháp, giải pháp kỹ thuật liên quan; phương án bảo hành, bảo trì sản phẩm, dịch vụ công nghệ số; các nội dung liên quan khác) để cung cấp sản phẩm, dịch vụ công nghệ số thử nghiệm;

g) Phương án kinh doanh (gồm phạm vi; đối tượng khách hàng; quy mô sản phẩm, dịch vụ công nghệ số; các nội dung liên quan khác) để cung cấp sản phẩm, dịch vụ công nghệ số thử nghiệm.

Điều 71.   Quy trình xét duyệt tham gia thử nghiệm

1. Doanh nghiệp đăng ký tham gia cơ chế thử nghiệm gửi hồ sơ đề nghị đến cơ quan có thẩm quyền để xem xét, phê duyệt tham gia cơ chế thử nghiệm.

2. Cơ quan có thẩm quyền có văn bản xác nhận đã nhận đầy đủ hồ sơ đề nghị hợp lệ. Trường hợp hồ sơ đề nghị không đầy đủ hoặc không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có văn bản yêu cầu doanh nghiệp đăng ký tham gia thử nghiệm bổ sung thành phần hồ sơ đề nghị. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền có văn bản yêu cầu bổ sung thành phần hồ sơ nhưng doanh nghiệp đăng ký tham gia thử nghiệm không gửi bổ sung đầy đủ thành phần hồ sơ thì cơ quan có thẩm quyền có văn bản trả lại hồ sơ đề nghị.

3. Sau khi có văn bản xác nhận đã nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phối hợp với các cơ quan liên quan (hoặc thành lập Hội đồng nếu cần) để tiến hành thẩm định hồ sơ đề nghị bao gồm cả việc kiểm tra tại chỗ nếu cần thiết.

Trường hợp hồ sơ cần giải trình, làm rõ, cơ quan có thẩm quyền có văn bản yêu cầu doanh nghiệp đăng ký tham gia thử nghiệm giải trình, hoàn thiện hồ sơ đề nghị trong thời hạn 15 ngày làm việc. Sau thời hạn này, nếu doanh nghiệp đăng ký tham gia thử nghiệm không có văn bản giải trình, bổ sung thì cơ quan có thẩm quyền trả lại hồ sơ đề nghị.

4. Sau khi thẩm định, cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản cho phép thử nghiệm sản phẩm, dịch vụ công nghệ số. Trường hợp từ chối, cơ quan có thẩm quyền trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

5. Trong thời hạn 90 ngày làm việc, kể từ ngày được cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản cho phép thử nghiệm, doanh nghiệp tham gia thử nghiệm phải tiến hành thử nghiệm sản phẩm, dịch vụ công nghệ số theo văn bản cho phép thử nghiệm đã được phê duyệt.

Điều 72.   Gia hạn thử nghiệm và kết thúc thử nghiệm

1. Trong trường hợp khung pháp lý liên quan đến sản phẩm, dịch vụ công nghệ số được cho phép thử nghiệm chưa được hoàn thiện trước thời điểm hết thời gian thử nghiệm 60 ngày, doanh nghiệp tham gia thử nghiệm được gia hạn không quá một (01) lần.

2. Hồ sơ đề nghị gia hạn thử nghiệm nộp cho cơ quan có thẩm quyền trước thời điểm hết thời gian thử nghiệm 60 ngày.

3. Kết thúc việc thử nghiệm khi có đề nghị từ phía doanh nghiệp tham gia thử nghiệm hoặc doanh nghiệp tham gia thử nghiệm không triển khai thử nghiệm sau 90 ngày kể từ ngày được phê duyệt cho phép thử nghiệm hoặc doanh nghiệp tham gia thử nghiệm không thực hiện đúng các nội dung thử nghiệm đã được phê duyệt.

Điều 73.   Bảo vệ người sử dụng

Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng trong quá trình thử nghiệm, doanh nghiệp tham gia thử nghiệm có trách nhiệm:

1. Khuyến cáo rủi ro khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ công nghệ số trong thời gian thử nghiệm; bảo đảm cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ, trung thực về sản phẩm, dịch vụ thử nghiệm, phí dịch vụ, các quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đối với từng loại sản phẩm, dịch vụ công nghệ số.

2. Bảo đảm an toàn, bảo mật thông tin của người sử dụng trong và sau quá trình sử dụng sản phẩm, dịch vụ công nghệ số thử nghiệm, trừ trường hợp cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

3. Xây dựng và đảm bảo tuân thủ quy trình nội bộ và các biện pháp kiểm soát rủi ro có thể dẫn tới việc truy cập hoặc sử dụng trái phép dữ liệu cá nhân, gian lận và đánh cắp thông tin cá nhân của người sử dụng.

4. Định kỳ đánh giá rủi ro, bảo đảm thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong quá trình thử nghiệm và kịp thời thông báo cho người sử dụng trong trường hợp có sự thay đổi về mức độ rủi ro của sản phẩm, dịch vụ công nghệ số tham gia thử nghiệm.

5. Công bố đầu mối giải quyết khiếu nại của khách hàng. Trong trường hợp phát sinh tranh chấp, khiếu nại, doanh nghiệp tham gia thử nghiệm có trách nhiệm:

a) Tiếp nhận và có biện pháp xử lý mọi yêu cầu tra soát, khiếu nại bằng văn bản, qua tổng đài điện thoại, nền tảng trực tuyến hoặc thư điện tử của người sử dụng trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được yêu cầu tra soát, khiếu nại từ người sử dụng;

b) Bồi thường thiệt hại cho người sử dụng theo thỏa thuận và quy định của pháp luật.

Điều 74.   Quyền trách nhiệm của Cơ quan có thẩm quyền

Cơ quan có thẩm quyền có quyền hạn và trách nhiệm sau đây:

1. Theo dõi, tổ chức hướng dẫn, giám sát, kiểm soát quá trình thử nghiệm; kiểm tra thường xuyên, đột xuất việc thử nghiệm; đánh giá việc áp dụng các biện pháp kiểm soát rủi ro của doanh nghiệp tham gia thử nghiệm trong quá trình thử nghiệm; kịp thời phát hiện và ngăn ngừa các nguy cơ lạm dụng, vượt tầm kiểm soát trong quá trình thử nghiệm.

2. Xem xét, quyết định kết thúc thử nghiệm trước thời hạn.

3. Đánh giá toàn bộ quá trình thử nghiệm sau khi kết thúc thử nghiệm.

4. Tiếp nhận, xem xét, giải đáp các vướng mắc về pháp luật phát sinh trong quá trình thử nghiệm phù hợp với thẩm quyền.

5. Tiếp nhận, xem xét, giải quyết trong phạm vi thẩm quyền hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền giải quyết đối với các kiến nghị, phản ánh của người sử dụng hay của bên thứ ba về việc thử nghiệm;

6. Yêu cầu doanh nghiệp tham gia thử nghiệm báo cáo, giải trình về các vấn đề phát sinh.

7. Yêu cầu doanh nghiệp tham gia thử nghiệm bổ sung các biện pháp kiểm soát rủi ro nếu cần thiết.

8. Chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan nghiên cứu, xây dựng và đề xuất phương án hoàn thiện quy định pháp luật liên quan đến sản phẩm, dịch vụ công nghệ số được cho phép thử nghiệm.

Điều 75.   Quyền trách nhiệm của doanh nghiệp tham gia thử nghiệm

Doanh nghiệp tham gia thử nghiệm có quyền hạn và trách nhiệm sau đây:

1. Doanh nghiệp tham gia thử nghiệm được miễn trách nhiệm dân sự nếu gây thiệt hại cho Nhà nước, được loại trừ trách nhiệm hành chính, hình sự khi đã tuân thủ đúng, đầy đủ quy định và các yêu cầu theo văn bản cho phép thử nghiệm của cơ quan có thẩm quyền, trừ trường hợp trong quá trình thử nghiệm đã biết hoặc buộc phải biết về nguy cơ rủi ro nhưng không kịp thời thông tin, báo cáo cơ quan có thẩm quyền và không áp dụng đầy đủ biện pháp phù hợp để ngăn ngừa, hạn chế mức độ thiệt hại có thể xảy ra.

2. Định kỳ 06 tháng, doanh nghiệp tham gia thử nghiệm phải nộp báo cáo kết quả thử nghiệm về cơ quan có thẩm quyền.

3. Thực hiện trách nhiệm bảo vệ khách hàng theo quy định của Điều 55 của Luật này.

 

Mục 4
Công nghiệp bán dẫn


Điều 76.   Nguyên tắc phát triển công nghiệp bán dẫn

1. Công nghiệp bán dẫn là một ngành công nghiệp nền tảng trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ số, có ảnh hưởng sâu rộng tới mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, quốc phòng và an ninh quốc gia.

2. Phát triển công nghiệp bán dẫn gắn liền với phát triển công nghiệp điện tử, chuyển đổi số; tận dụng nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm bán dẫn chuyên dụng cho phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo để thúc đẩy và tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này tại Việt Nam.

3. Phát triển nguồn nhân lực đồng thời cả chiều rộng và chiều sâu, nhân tài và nhân lực là ưu tiên hàng đầu và là yếu tố quyết định để tự chủ, trở thành trung tâm nhân lực bán dẫn toàn cầu có khả năng đáp ứng nhu cầu nhân lực cho tất cả các công đoạn trong hoạt động bán dẫn.

4. Phát triển công nghiệp bán dẫn dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo; xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo về bán dẫn, tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy nghiên cứu, phát triển, ứng dụng và thương mại hóa các sản phẩm bán dẫn tại Việt Nam, làm nền tảng vươn ra thị trường thế giới.

5. Định hướng công nghiệp bán dẫn Việt Nam trọng tâm phục vụ phát triển xanh. Cung cấp các giải pháp bán dẫn ứng dụng trong giám sát môi trường, nông nghiệp thông minh, giao thông thông minh, đô thị thông minh,… nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, tối ưu hóa sản xuất và truyền tải năng lượng, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

6. Việt Nam phát triển công nghiệp bán dẫn dựa trên việc kết hợp thị trường với sự điều tiết, dẫn dắt của nhà nước; kết hợp kế hoạch ngắn hạn, trung hạn với tầm nhìn dài hạn, phát triển toàn diện nhưng có đột phá trong các lĩnh vực cốt lõi; kết hợp tự chủ và hợp tác quốc tế.

Điều 77.   Hoạt động công nghiệp bán dẫn

Hoạt động công nghiệp bán dẫn bao gồm các hoạt động sau:

1.  Hoạt động sản xuất vật liệu bán dẫn.

2.  Hoạt động sản xuất thiết bị, máy móc và công cụ cho ngành công nghiệp bán dẫn.

3.  Hoạt động thiết kế bán dẫn.

4.  Hoạt động sản xuất bán dẫn.

5.  Hoạt động đóng gói, kiểm thử bán dẫn.

Điều 78.   Nghiên cứu phát triển sản phẩm bán dẫn

1. Nhà nước khuyến khích và có cơ chế ưu đãi cho hoạt động nghiên cứu phát triển trong lĩnh vực công nghiệp bán dẫn.

2. Nhà nước có chính sách ưu đãi thu hút các tập đoàn công nghệ nước ngoài đầu tư, hợp tác thiết lập, thành lập các trung tâm nghiên cứu phát triển tại Việt Nam.

3. Việc nghiên cứu phát triển sản phẩmbán dẫn được nhà nước bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với các thiết kế, sáng chế theo quy định của luật này và luật Sở hữu trí tuệ.

4. Nhà nước huy động các nguồn vốn để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật của các tổ chức nghiên cứu - phát triển vi mạch bán dẫn; khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ nghiên cứu - phát triển vi mạch bán dẫn; đầu tư một số cơ sở nghiên cứu, kiểm thử trọng điểm về bán dẫn đạt tiêu chuẩn quốc tế để phục vụ cho hoạt động đào tạo và hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu, sản xuất.

5. Nhà nước thiết lập 01 Trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp bán dẫn Quốc gia đặt tại một trong các cơ sở đào tạo trọng điểm về bán dẫn nhằm thu hút nghiên cứu, hỗ trợ khởi nghiệp, cung cấp trang thiết bị, công cụ dùng chung và các dịch vụ khác cho các công ty khởi nghiệp; xây dựng cơ chế đặc thù để đầu tư, vận hành và duy trì hoạt động của Trung tâm.

6. Nhà nước có cơ chế phù hợp khuyến khích cho đầu tư nghiên cứu phát triển bằng nguồn từ Quỹ tài chính nhà nước và Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp.

Điều 79.   Hợp tác quốc tế trong phát triển công nghiệp bán dẫn

1. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế lĩnh vực bán dẫn theo định hướng đa dạng hóa đối tác, ưu tiên hợp tác phát triển công nghệ mở, công nghệ bán dẫn thế hệ mới, chủ động tăng cường hợp tác, kết nối hệ sinh thái công nghiệp bán dẫn Việt Nam với các quốc gia, khu vực, vùng lãnh thổ; đặc biệt ưu tiên tập trung các quốc gia, khu vực, vùng lãnh thổ có quan hệ hợp tác chiến lược với Việt Nam để tận dụng tối đa lợi thế các bên và chia sẻ lợi ích thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

2. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân Việt Nam tham gia hợp tác nghiên cứu phát triển sản phẩm với các đối tác nước ngoài để cung cấp cho thị trường trong nước và quốc tế.

3. Khuyến khích các cơ quan tổ chức, cá nhân tham gia nghiên cứu, xây dựng các tiêu chuẩn về công nghệ trong các tổ chức quốc tế vi mạch bán dẫn.

4. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực vi mạch bán dẫn, ưu tiên hợp tác đào tạo sinh viên ngành bán dẫn tại các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề tiên tiến khu vực và thế giới; thu hút, sử dụng có hiệu quả người có trình độ cao, lực lượng trẻ tài năng hợp tác nghiên cứu, giảng dạy, phát triển doanh nghiệp bán dẫn tại Việt Nam.

5. Đẩy mạnh hoạt động tham gia các chương trình, dự án hợp tác quốc tế, hội, hiệp hội quốc tế và tổ chức khác về bán dẫn để tìm kiếm, chuyển giao công nghệ bán dẫn tiên tiến vào Việt Nam.

Điều 80.   Cơ chế, chính sách đặc biệt cho phát triển công nghiệp bán dẫn

1. Nhà nước có chính sách ưu đãi đầu tư đặc biệt cho các dự án đầu tư mới hoặc mở rộng hoạt động công nghiệp bán dẫn về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu dây chuyền, máy móc và nguyên liệu, vật tư, linh kiện phục vụ sản xuất, miễn giảm thuế, ưu đãi tiền thuê đất, thuê mặt nước và các chính sách ưu đãi khác.

2. Nhà nước có cơ chế về đối ứng đầu tư, hỗ trợ đầu tư để thu hút các dự án đầu tư lớn, có tính lan tỏa trong lĩnh vực công nghiệp vi mạch bán dẫn.

3. Có cơ chế đặc thù tuyển dụng các chuyên gia trong lĩnh vực bán dẫn làm việc tại các tổ chức công lập.

4. Có cơ chế, chính sách thu hút nhân tài, các chuyên gia trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn như: ưu đãi thuế thu nhập cá nhân, bổ sung quy định sở hữu nhà ở, đơn giản hóa thủ tục cấp thẻ tạm trú cho các chuyên gia, nhân sự cấp cao của các doanh nghiệp bán dẫn; hỗ trợ cho các chuyên gia Việt Nam ở nước ngoài mong muốn được cống hiến cho đất nước.

5. Có cơ chế đặc biệt thu hút các chuyên gia đầu ngành bán dẫn có nghiên cứu những công nghệ tiên tiến và những sản phẩm bán dẫn có tính chất cách mạng và cơ đầu tư nghiên cứu, thương mại hóa phát triển sản phẩm.

6. Có cơ chế kết nối doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp bán dẫn với các cơ sở đào tạo nhằm bổ sung kỹ năng, kiến thức đóng góp chuyên môn, cung cấp cơ hội thực tập và trải nghiệm môi trường làm việc thực tế, tham gia xây dựng chương trình đào tạo, giảng dạy các kỹ năng chuyên ngành; hỗ trợ cùng chia sẻ, dùng chung một số cơ sở hạ tầng phòng thí nghiệm, cơ sở nghiên cứu.

7. Thúc đẩy kiểm định chương trình đào tạo bởi các tổ chức hàng đầu trong lĩnh vực bán dẫn, đảm bảo các khóa đào tạo đạt tiêu chuẩn quốc tế và được công nhận rộng rãi, kết hợp các chương trình đào tạo chuyên ngành với các chương trình đào tạo bổ trợ (ngoại ngữ, kỹ năng khởi nghiệp, …) trong lĩnh vực bán dẫn.

8. Có cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ chiến lược phát triển bán dẫn cho doanh nghiệp công nghệ số chủ lực trong nước.

9. Có cơ chế hỗ trợ chuyển giao công nghệ, mua bán sáp nhập các công ty công nghệ trong và ngoài nước.

10. Thiết lập cơ chế một cửa liên thông quốc gia để hỗ trợ các doanh nghiệp về thủ tục hành chính, đầu tư và các vấn đề liên quan khác tạo môi trường thuận lợi phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn, tư vấn, tiếp nhận, tham mưu cấp phép và theo dõi tiến độ các dự án đầu tư về công nghiệp vi mạch bán dẫn; dành mức ưu tiên xử lý cao nhất đối với hồ sơ thủ tục các dự án.

11. Thiết lập cơ chế làn xanh cho các doanh nghiệp trong nước xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn.

 

Mục 5
Trí tuệ nhân tạo


Điều 81.   Thúc đẩy phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo

1. Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân phát triển, cung cấp, triển khai và sử dụng hệ thống trí tuệ nhân tạo đáng tin cậy và lấy con người làm trung tâm.

2. Nhà nước khuyến khích các công ty vừa và nhỏ trong việc cung cấp hệ thống  trí tuệ nhân tham gia cơ chế thử nghiệm sản phẩm, dịch vụ công nghệ số quy định tại Mục 3 Chương IV.

3. Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng, trình Thủ tướng phê duyệt Chương trình thúc đẩy phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo theo từng thời kỳ 05 năm và kế hoạch hằng năm.

Điều 82.   Xây dựng nguyên tắc đạo đức trong phát triển, triển khai và ứng dụng trí tuệ nhân tạo

1. Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành nguyên tắc đạo đức trong phát triển, triển khai và ứng dụng trí tuệ nhân tạo.

2. Các bộ chuyên ngành căn cứ vào tình hình thực tế để xây dựng ban hành hướng dẫn quy định đạo đức cho việc sử dụng sản phẩm công nghệ số ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực phụ trách dựa trên các nguyên tắc đạo đức được ban hành.

Điều 83.   Các hoạt động trí tuệ nhân tạo bị nghiêm cấm

1.  Đưa ra thị trường, đưa vào sử dụng hoặc sử dụng hệ thống trí tuệ nhân tạo triển khai các kỹ thuật nhằm mục đích gây ảnh hưởng đến hành vi của cá nhân mà cá nhân đó không thể nhận thức được hoặc sử dụng các kỹ thuật lôi kéo hoặc lừa đảo nhằm bóp méo hành vi của cá nhân đó một cách nghiêm trọng bằng cách làm suy giảm khả năng đưa ra quyết định dẫn đến tổn hại đáng kể.

2.  Đưa ra thị trường, đưa vào sử dụng hoặc sử dụng hệ thống trí tuệ nhân tạo khai thác những điểm yếu của cá nhân hoặc nhóm người người do tuổi tác, tình trạng khuyết tật hoặc hoàn cảnh kinh tế hoặc xã hội làm bóp méo nghiêm trọng hành vi và gây tổn hạn đáng kể cho cá nhân hoặc nhóm người đó.

3.  Đưa ra thị trường, đưa vào sử dụng hoặc sử dụng hệ thống trí tuệ nhân tạo được dùng để đánh giá hoặc phân loại cá nhân dựa trên hành vi xã hội hoặc các đặc điểm cá nhân hoặc tính cách được suy luận hoặc dự đoán dẫn đến một hoặc cả hai trường hợp sau:

 a) Đối xử bất lợi trong bối cảnh xã hội không liên quan đến bối cảnh mà dữ liệu ban đầu được tạo ra hoặc thu thập;

 b) Tổn hại bất lợi đối với cá nhân hoặc nhóm người không chính đáng hoặc không tương xứng với hành vi xã hội hoặc hoặc mức độ nghiêm trọng của hành vi đó.

4.  Đưa ra thị trường, đưa vào sử dụng hệ thống trí tuệ nhân tạo được sử dụng để đánh giá rủi ro của cá nhân nhằm xác định hoặc dự đoán nguy cơ một cá nhân sẽ phạm tội hình sự chỉ dựa trên hồ sơ hoặc đánh giá tính cách và đặc điểm; không áp dụng cho các hệ thống trí tuệ nhân tạo được sử dụng để hỗ trợ đánh giá liên quan trực tiếp đến hoạt động phòng, chống tội phạm theo quy định pháp luật hiện hành.

5.  Đưa ra thị trường, đưa vào sử dụng hoặc sử dụng hệ thống trí tuệ nhân tạo tạo hoặc mở rộng cơ sở dữ liệu nhận dạng khuôn mặt thông qua việc thu thập hình ảnh khuôn mặt không có mục tiêu từ Internet hoặc đoạn phim CCTV.

6.  Đưa ra thị trường, đưa vào sử dụng hệ thống trí tuệ nhân tạo suy đoán cảm xúc của con người trong khu vực nơi làm việc và cơ sở giáo dục, ngoại trừ hệ thống trí tuệ nhân tạo được dùng cho y tế và an toàn.

7. Đưa ra thị trường, đưa vào sử dụng hệ thống trí tuệ nhân tạo phân loại sinh trắc học để phân loại các cá nhân dựa trên dữ liệu sinh trắc học để suy luận ra dữ liệu cá nhân nhạy cảm; không bao gồm việc dán nhãn hoặc lọc các tập dữ liệu sinh trắc học được thu thập hợp pháp.

Điều 84.   Quản lý rủi ro đối với hệ thống trí tuệ nhân tạo

1. Hệ thống trí tuệ nhân tạo được phân loại theo cấp độ rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, sự an toàn của con người hoặc tài sản; an toàn hệ thống thông tin quan trọng quốc gia, cơ sở hạ tầng trọng yếu; có phạm vi, ảnh hưởng tác động lớn để áp dụng biện pháp quản lý và kỹ thuật nhằm kiểm soát rủi ro theo cấp độ. 

2. Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn phân loại cấp độ rủi ro, các biện pháp và nghĩa vụ, trách nhiệm bảo đảm giảm thiểu rủi ro của hệ thống trí tuệ nhân tạo theo từng cấp độ.

Điều 85.   Quy định đối với sản phẩm công nghệ số tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo

1. Các sản phẩm công nghệ số tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo phải dán nhãn nhận dạng để bảo đảm rằng đầu ra của hệ thống trí tuệ nhân tạo được đánh dấu ở định dạng có thể đọc được bằng máy và có thể phát hiện được tạo hoặc thao tác nhân tạo.

2. Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn về việc dán nhãn sản phẩm công nghệ số tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo.

Chương V
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ SỐ

Điều 86.   Trách nhiệm quản lý nhà nước về công nghiệp công nghệ số

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công nghiệp công nghệ số.

2. Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan thực hiện quản lý nhà nước về công nghiệp công nghệ số.

3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông trong việc quản lý thúc đẩy phát triển công nghiệp công nghệ số và áp dụng sản phẩm, dịch vụ công nghệ số vào ngành, lĩnh vực phụ trách.

4. Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Sở Thông tin và Truyền thông.

Điều 87.   Nội dung quản lý nhà nước về công nghiệp công nghệ số

1. Xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển công nghiệp công nghệ số.

2. Xây dựng, ban hành, tuyên truyền, phổ biến, tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về công nghiệp công nghệ số.

3. Xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn, chất lượng áp dụng trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ số.

4. Cấp, tạm đình chỉ, đình chỉ, thu hồi các loại giấy chứng nhận, chứng chỉ về công nghiệp công nghệ số.

5. Hợp tác quốc tế về công nghiệp công nghệ số.

6. Quản lý đầu tư trong hoạt động công nghiệp công nghệ số theo quy định của pháp luật.

7. Quản lý và phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp công nghệ số.

8. Tổ chức xây dựng, quản lý, sử dụng Hệ thống thông tin công nghiệp công nghệ số, cơ sở dữ liệu công nghiệp công nghệ số.

9. Quản lý, thực hiện báo cáo thống kê công nghiệp công nghệ số theo quy định của pháp luật.

10. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại; tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ số.

 

Chương VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 88.   Hiệu lực thi hành

1. Luật này có hiệu lực từ ngày     tháng     năm

2. Các quy định tại khoản 6, 9, 10, 11, 12 Điều 4; các Điều 43, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53 Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực

3. Thay thế cụm từ “công nghiệp công nghệ thông tin” bằng cụm từ “công nghiệp công nghệ số”; thay thế cụm từ “sản phẩm công nghệ thông tin” bằng cụm từ “sản phẩm công nghệ số”; thay thế cụm từ “dịch vụ công nghệ thông tin” bằng cụm từ “dịch vụ công nghệ số” tại Luật Công nghệ thông tin và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

4. Sửa đổi, bổ sung

a) điểm đ khoản 1 Điều 16 Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 72/2020/QH14, Luật số 03/2022/QH15, Luật số 05/2022/QH15, Luật số 08/2022/QH15 và Luật số 09/2022/QH15 như sau:

“đ) Sản xuất sản phẩm công nghệ số (phần cứng, phần mềm, nội dung số)”.

b) Sửa đổi, bổ sung mục 127 thuộc Phụ lục IV - Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện ban hành kèm theo Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 72/2020/QH14, Luật số 03/2022/QH15, Luật số 05/2022/QH15, Luật số 08/2022/QH15 và Luật số 09/2022/QH15 như sau:

127

Dịch vụ tân trang sản phẩm công nghệ số đã qua sử dụng thuộc Danh mục hàng hoá cấm nhập khẩu

Điều 89.   Điều khoản chuyển tiếp

.....

Điều 90.   Hướng dẫn thi hành

Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này.

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa ...., kỳ họp thứ ….thông qua ngày ... tháng ... năm ...

 

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI
(Họ và tên)

 

   




 

No comments:

Post a Comment